More

    Nghiến răng khi ngủ và những điều bạn cần biết

    |

    views

    and

    comments

    Cắn và nghiến răng là một phản ứng không chủ ý thường gặp khi tức giận, sợ hãi hoặc căng thẳng. Ở một số người, phản ứng này diễn ra lặp đi lặp lại trong ngày, ngay cả khi họ không phản ứng với tác nhân gây căng thẳng tức thì. Nghiến răng không tự chủ này được gọi là chứng nghiến răng. Nghiến răng có thể xảy ra khi thức hoặc đang ngủ, nhưng ít có khả năng mọi người biết rằng họ nghiến răng khi ngủ. Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho răng và hàm và có thể cần điều trị để giảm các tác động.

    Chứng nghiến răng khi ngủ là gì?

    Chứng nghiến răng khi ngủ là tật nghiến răng xảy ra trong khi đang ngủ. Chứng nghiến răng khi ngủ và chứng nghiến răng khi thức được coi là những tình trạng riêng biệt mặc dù các hành động biểu hiện là tương tự nhau. Chứng nghiến răng khi tỉnh táo là phổ biến hơn.

    Một khó khăn của chứng nghiến răng khi ngủ đối với những người mắc phải là khó nhận biết rằng họ đang nghiến răng. Trong khi ngủ, họ không nhận thức được lực cắn răng của mình và vì vậy họ càng siết chặt và nghiến răng hơn, lực này có thể lên đến 113.4 kg.

    Chứng nghiến răng khi ngủ có phổ biến không?

    Chứng nghiến răng khi ngủ phổ biến hơn ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên hơn là người trung niên và lớn tuổi. Khó có con số chính xác về số người mắc chứng nghiến răng khi ngủ vì nhiều người không biết rằng họ nghiến răng.

    Thống kê về chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em là khó xác định nhất. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng từ khoảng 6% đến gần 50% trẻ em bị nghiến răng vào ban đêm. Chứng bệnh này có thể xuất hiện ngay khi trẻ mọc răng, vì vậy một số trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đã có thể mắc chứng nghiến răng.

    Ở thanh thiếu niên, tỷ lệ mắc chứng nghiến răng khi ngủ được ước tính là khoảng 15%. Nó trở nên ít phổ biến hơn theo độ tuổi vì khoảng 8% người trung niên và chỉ 3% người lớn tuổi mắc chứng nghiến răng khi ngủ.

    Các triệu chứng của Nghiến răng khi Ngủ là gì?

    Triệu chứng chính của chứng nghiến răng khi ngủ là nghiến răng không chủ ý khi ngủ. Các chuyển động giống như đang nhai nhưng lực sử dụng ở hàm nhiều hơn.

    Những người mắc chứng nghiến răng khi ngủ không nghiến răng suốt đêm. Thay vào đó là xảy ra theo từng cơn. Có thể từ 1 hoặc lên đến 100 cơn trong 1 đêm. Tần suất của các cơn thường không nhất quán và có thể không xảy ra liên tục.

    Một số cử động của miệng là bình thường trong khi ngủ. Có đến 60% mọi người thỉnh thoảng thực hiện các chuyển động giống như đang nhai được gọi là hoạt động cơ nhai nhịp nhàngrhythmic masticatory muscle activities (RMMA), nhưng ở những người mắc chứng nghiến răng khi ngủ, chúng xảy ra với tần suất và lực lớn hơn.

    Phần lớn chứng nghiến răng khi ngủ diễn ra sớm trong chu kỳ ngủ trong giai đoạn 1 và 2 của giấc ngủ không REM. Một tỷ lệ nhỏ các cơn có thể phát sinh trong giấc ngủ REM.

    Những người nghiến răng vào ban đêm sẽ không nhận biết được triệu chứng này là điều bình thường, trừ khi họ được một thành viên trong gia đình hoặc bạn cùng giường cho biết. Tuy nhiên, các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ.

    Đau hàm và đau cổ là hai dấu hiệu thường gặp của bệnh nghiến răng. Nguyên nhân là do sự thắt chặt của các cơ này trong các đợt nghiến răng. Đau đầu vào buổi sáng có cảm giác như đau đầu do căng thẳng là một triệu chứng tiềm ẩn khác. Tổn thương răng không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của chứng nghiến răng vào ban đêm.

    Hậu quả của chứng nghiến răng khi ngủ là gì?

    Hậu quả lâu dài của chứng nghiến răng khi ngủ có thể bao gồm tác hại đáng kể đối với răng. Răng có thể bị đau, bị mòn và lung lay. Mão răng, vật liệu trám răng và cấy ghép cũng có thể bị hư hỏng.

    Nghiến răng có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề với khớp nối hàm dưới với hộp sọ, được gọi là khớp thái dương hàm – temporomandibular joint (TMJ). Các vấn đề về khớp nối thái dương hàm có thể gây khó nhai, đau hàm mãn tính, tiếng kêu răng rắc hoặc tiếng lách cách, cứng hàm và các biến chứng khác.

    Không phải ai bị chứng nghiến răng khi ngủ sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng. Mức độ của các triệu chứng và hậu quả lâu dài phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nghiến răng, sự thẳng hàng của răng, chế độ ăn uống và các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến răng như bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

    Nghiến răng vào ban đêm cũng có thể ảnh hưởng đến người khác. Tiếng ồn từ việc siết chặt và nghiến răng có thể gây khó chịu, khiến người ngủ chung giường khó đi vào giấc ngủ.

    Nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng khi ngủ

    Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ.

    Căng thẳng là một trong những yếu tố chính. Cắn chặt răng khi đối mặt với những tình huống tiêu cực là một phản ứng phổ biến và điều đó có thể chuyển sang các giai đoạn của chứng nghiến răng khi ngủ. Nghiến răng cũng được cho là có liên quan đến mức độ lo lắng cao hơn.

    Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng chứng nghiến răng khi ngủ có một thành phần di truyền và có thể xảy ra trong gia đình. Khoảng một nửa số người bị chứng nghiến răng khi ngủ sẽ có một thành viên thân thiết trong gia đình cũng trải qua tình trạng này.

    Các đợt nghiến răng dường như có liên quan đến việc thay đổi thói quen ngủ. Hầu hết tật nghiến răng xảy ra bởi sự gia tăng hoạt động của não và tim mạch. Điều này có thể giải thích mối liên hệ đã được tìm thấy giữa chứng nghiến răng khi ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ, nguyên nhân gây ra gián đoạn giấc ngủ tạm thời do ngừng thở.

    Nhiều yếu tố khác có liên quan đến chứng nghiến răng khi ngủ bao gồm hút thuốc lá, rượu, caffeine, trầm cảm và ngủ ngáy. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để hiểu rõ hơn các mối liên hệ nguyên nhân – kết quả có thể có và liệu các yếu tố này có ảnh hưởng đến chứng nghiến răng khi ngủ hay không.

    Chẩn đoán chứng nghiến răng khi ngủ như thế nào?

    Chứng nghiến răng khi ngủ được chẩn đoán bởi bác sĩ hoặc nha sĩ, nhưng quá trình chẩn đoán có thể khác nhau.

    Đo đa ký giấc ngủ hay polysomnography là cách kết luận chính xác nhất để chẩn đoán chứng nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên, việc chuẩn đoán này có thể tốn nhiều thời gian và tốn kém, đôi khi không cần thiết trong một số trường hợp nhất định. Đo đa ký giấc ngủ hay Polysomnography có thể xác định các vấn đề về giấc ngủ khác như chứng ngừng thở khi ngủ, vì vậy có thể đặc biệt hữu ích khi một người gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ.

    Đối với nhiều người, sự hiện diện của các triệu chứng như tổn thương răng và đau hàm, nghe thấy tiếng nghiến răng từ người ngủ cùng giường có thể đủ để xác định rằng một người mắc chứng nghiến răng khi ngủ.

    Các xét nghiệm quan sát tại nhà có thể theo dõi các dấu hiệu chứng nghiến răng, nhưng những xét nghiệm này được coi là kém chắc chắn hơn so với Đo đa ký giấc ngủ.

    Các phương pháp điều trị chứng nghiến ngăn

    Không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc chữa khỏi chứng nghiến răng khi ngủ, nhưng một số phương pháp có thể làm giảm các cơn nghiến răng và hạn chế tổn thương cho răng và hàm.

    Một số người nghiến răng không có triệu chứng và có thể không cần điều trị. Những người khác có thể có các triệu chứng hoặc nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài hơn và trong những trường hợp này, điều trị thường là cần thiết.

    Phương pháp điều trị tốt nhất cho chứng nghiến răng khi ngủ thay đổi tùy theo từng cá nhân và phải luôn được giám sát bởi bác sĩ hoặc nha sĩ.

    Giảm căng thẳng

    Mức độ căng thẳng cao góp phần vào chứng nghiến răng khi thức và khi ngủ, do đó, giảm và kiểm soát căng thẳng có thể giúp giảm nghiến răng một cách tự nhiên.

    Giảm tiếp xúc với các tình huống căng thẳng là tốt nhất, nhưng tất nhiên, không thể loại bỏ hoàn toàn căng thẳng. Do đó, nhiều cách tiếp cận tập trung vào việc chống lại các phản ứng tiêu cực đối với căng thẳng để giảm tác động của nó.

    Các kỹ thuật điều chỉnh lại những suy nghĩ tiêu cực là một phần của liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ – cognitive behavioral therapy for insomnia (CBT-I), một liệu pháp trò chuyện để cải thiện giấc ngủ cũng có thể giải quyết lo lắng và căng thẳng.

    sleep hygiene (tạm dịch: vệ sinh giấc ngủ) và sử dụng các kỹ thuật thư giãn có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

    Sử dụng thuốc

    Thuốc giúp một số người giảm chứng nghiến răng khi ngủ. Hầu hết các loại thuốc này hoạt động bằng cách thay đổi các chất hóa học trong não để giảm hoạt động của cơ liên quan đến quá trình nghiến răng. Tiêm botox là một cách khác để hạn chế chuyển động của cơ và đã cho thấy hiệu quả trong những trường hợp trầm trọng hơn của chứng nghiến răng khi ngủ.

    Hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ khiến chúng không phù hợp với một số bệnh nhân hoặc khó sử dụng lâu dài. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho chứng bệnh nghiến răng khi ngủ để hiểu rõ nhất về lợi ích và tác dụng phụ tiềm ẩn của nó.

    Máng chống nghiền răng

    Nhiều loại miếng ngậm và miếng bảo vệ miệng, đôi khi được gọi là máng chống nghiền răng, được sử dụng để giảm tổn thương răng và miệng có thể xảy ra do chứng nghiến răng khi ngủ.

    Nẹp nha khoa có thể bao phủ răng để có một rào cản chống lại tác động có hại của nghiến răng. Nẹp thường được nha sĩ thiết kế đặc biệt cho miệng của bệnh nhân nhưng cũng được bán không cần kê đơn. Chúng có thể chỉ che phủ một phần của răng hoặc bao phủ một vùng rộng hơn, chẳng hạn như toàn bộ răng trên hoặc dưới.

    Các loại nẹp và miếng dán miệng khác, bao gồm cả dụng cụ miệng chống ngưng thở lúc ngủ, có tác dụng ổn định miệng và hàm ở một vị trí cụ thể và ngăn ngừa nghiến & nghiền răng. Dụng cụ miệng chống ngưng thở lúc ngủ hoạt động bằng cách đưa hàm dưới về phía trước và chúng thường được sử dụng để giảm chứng ngáy kinh niên.

    Giải triệu chứng

    Tránh nhai kẹo cao su và thức ăn cứng có thể làm giảm các cơn đau hàm. Chườm nóng hoặc chườm đá lên hàm có thể giúp giảm đau tạm thời.

    Các bài tập mặt giúp một số người giảm đau ở hàm hoặc cổ. Thư giãn mặt và xoa bóp vùng đầu và cổ có thể giúp làm giảm căng cơ hơn nữa. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể đề xuất các bài tập cụ thể hoặc giới thiệu đến một nhà vật lý trị liệu nếu cần.

    Nguồn: Sleepfoundation.org

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Hiệu ứng Placebo (giả dược) là gì?

    Hiệu ứng Placebo hay còn được gọi là hiệu ứng giả dược là một hiệu ứng tâm lý được sử dụng trong điều trị...

    Cách bật Safe Mode trên Mac để khắc phục lỗi

    Bật chế độ Safe Mode giúp khác phục một số sự cố như không khởi động, chạy chậm hoặc bị đơ. Trước khi tìm...

    Cuộc đời không bỏ lỡ

    Khi bạn 20 tuổi, bạn có thể mua được món đồ chơi mà năm 10 tuổi bạn không thể mua được, nhưng đã không...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here