More

    Hội chứng kẻ giả mạo (Imposter Syndrome) là gì?

    |

    views

    and

    comments

    Bài viết này thảo luận về các dấu hiệu của hội chứng kẻ mạo danh (kẻ giả mạo) và một số yếu tố nguy cơ phát triển hội chứng này và cũng bao gồm các dạng khác nhau của hội chứng kẻ mạo danh và những cách mà bạn có thể đối phó với những cảm giác ấy.

    Imposter Syndrome là gì?

    Hội chứng kẻ mạo danh (Imposster Syndrome) đề cập đến trải nghiệm của bản thân khi tin rằng bạn không đủ năng lực như những gì người khác nghĩ về bạn. Mặc dù định nghĩa này thường được áp dụng hẹp cho thông minh và thành tích, nhưng nó có mối liên hệ với chủ nghĩa hoàn hảo và bối cảnh xã hội.

    Nói một cách đơn giản, hội chứng kẻ mạo danh là trải nghiệm của cảm giác như một kẻ giả mạo — bạn cảm thấy như thể bất cứ lúc nào bạn sẽ bị phát hiện là một kẻ lừa đảo — như thể bạn không thuộc về nơi bạn ở, bạn không thật sự giỏi như vậy và bạn chỉ vượt qua được là nhờ may mắn.

    Imposter Syndrome có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể địa vị xã hội, công việc gì, trình độ kỹ năng nào hoặc trình độ chuyên môn của bất kì ai.

    Thuật ngữ này được 2 nhà tâm lý học Suzanna Imes và Pauline Rose Clance sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1970.

    Khi khái niệm Imposter Syndrome được giới thiệu, ban đầu nó được cho là chỉ áp dụng cho những phụ nữ có thành tích cao. Kể từ đó, nó đã được công nhận rộng rãi hơn.

    Đặc điểm của hội chứng kẻ giả mạo

    Một số dấu hiệu phổ biến của hội chứng kẻ mạo danh bao gồm:

    • Không thể đánh giá thực tế năng lực và kỹ năng của bản thân.
    • Quy thành công của bạn cho các yếu tố bên ngoài.
    • Đánh giá kém hiệu suất của bản thân.
    • Sợ rằng bạn sẽ không đáp ứng được kỳ vọng.
    • Đặt ra quá nhiều mục tiêu.
    • Thiếu tự tin.
    • Đặt ra những mục tiêu rất khó khăn và cảm thấy thất vọng khi không làm được.

    Trong khi đối với một số người, hội chứng kẻ mạo danh có thể thúc đẩy động lực để làm việc, điều này thường phải trả giá bằng hình thức lo lắng thường xuyên. Bạn có thể chuẩn bị kỹ lưỡng hoặc làm việc chăm chỉ hơn mức cần thiết để “đảm bảo” rằng không ai phát hiện ra bạn là kẻ lừa đảo (theo như cách bạn nghĩ).

    Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn, trong đó bạn nghĩ rằng lý do duy nhất bạn sống sót sau buổi thuyết trình trên công ty đó là bạn đã thức cả đêm để luyện tập. Hoặc, bạn nghĩ lý do duy nhất khiến bạn được mời đến buổi tiệc hoặc buổi họp mặt là vì bạn đã ghi nhớ chi tiết về tất cả các vị khách để bạn luôn có ý tưởng cho những cuộc nói chuyện.

    Vấn đề với hội chứng kẻ mạo danh là kinh nghiệm làm tốt một việc gì đó sẽ không làm thay đổi niềm tin của bạn. Mặc dù bạn có thể đi xem biểu diễn hoặc ăn trưa với đồng nghiệp, suy nghĩ vẫn lởn vởn trong đầu bạn, “Điều gì cho phép tôi có quyền ở đây?” Bạn càng hoàn thành nhiều công việc, bạn càng cảm thấy mình giống như một kẻ lừa đảo. Dường như bạn không thể tiếp thu những kinh nghiệm thành công của mình.

    Điều này có ý nghĩa về mặt lo lắng xã hội nếu bạn nhận được phản hồi sớm rằng bạn không giỏi trong các tình huống xã hội hoặc hoạt động. Niềm tin cốt lõi của bạn về bản thân mạnh mẽ đến nỗi chúng không thay đổi, ngay cả khi có bằng chứng ngược lại rằng bạn thật sự có tài.

    Quá trình suy nghĩ lẩn quẩn là nếu bạn làm tốt, đó phải là kết quả của sự may mắn thay vì do tài năng, cố gắng & công sức của chính bạn đạt được.

    imposter syndrome là gì

    Xác định hội chứng kẻ giả mạo

    Mặc dù hội chứng kẻ mạo danh không phải là một chứng rối loạn được công nhận trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5), nhưng nó không phải là hiếm. Người ta ước tính rằng 70% người sẽ trải qua ít nhất một lần hiện tượng này trong đời.

    Nếu bạn nghĩ mình có thể mắc hội chứng mạo danh, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

    • Bạn có dằn vặt về những sai lầm hay sai sót dù là nhỏ nhất trong công việc của mình không?
    • Bạn cho rằng thành công của mình là do may mắn hay do các yếu tố bên ngoài?
    • Bạn có rất nhạy cảm với những lời chỉ trích thậm chí mang tính góp ý xây dựng không?
    • Bạn có cảm thấy mình chắc chắn sẽ bị phát hiện là mình không có năng lực thật sự không?
    • Bạn có hạ thấp chuyên môn của mình không, ngay cả trong những lĩnh vực mà bạn thực sự có kỹ năng cao hơn những người khác?

    Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mình giống như một kẻ lừa đảo hoặc một kẻ mạo danh, có thể hữu ích khi nói chuyện với một nhà trị liệu. Suy nghĩ tiêu cực, thiếu tự tin và tự hủy hoại bản thân thường là đặc điểm của hội chứng kẻ mạo danh có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của bạn.

    Nguyên nhân của hội chứng kẻ giả mạo

    Trong các nghiên cứu đầu tiên về hội chứng này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Imposter Syndrome có liên quan đến các yếu tố bao gồm sức ép từ gia đình và định kiến về giới tính.

    Sự nuôi dạy của gia đình

    Nghiên cứu cho thấy rằng sự giáo dục và sức ép gia đình có thể đóng một vai trò quan trọng. Phong cách nuôi dạy con cái được đặc trưng bởi việc kiểm soát hoặc bảo vệ quá mức có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng kẻ giả mạo ở trẻ em.

    Ví dụ, bạn có thể xuất thân từ một gia đình được đánh giá cao về thành tích hoặc có cha mẹ luôn lăn tăn giữa khen ngợi và chỉ trích.

    Các nghiên cứu cho thấy rằng những người xuất thân trong các gia đình có mức độ xung đột cao có thể dễ mắc hội chứng kẻ giả mạo hơn.

    Công việc/nơi học mới

    Việc tham gia một vai trò mới có thể gây ra hội chứng kẻ mạo danh. Ví dụ, bắt đầu học đại học hoặc cao đẳng có thể khiến bạn cảm thấy như thể bạn không thuộc về nơi đó và không có khả năng để theo học.

    Có vẻ như hội chứng kẻ mạo danh thường phổ biến nhất khi mọi người đang trải qua quá trình chuyển đổi và thử những điều mới. Áp lực đạt được và thành công kết hợp với việc thiếu kinh nghiệm có thể gây ra cảm giác không thích hợp trong các vai trò và môi trường mới này.

    Tính cách

    Một số đặc điểm tính cách cũng có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng kẻ giả mạo cao hơn. Một số đặc điểm, tính cách có thể đóng một vai trò nào đó bao gồm:

    • Hiệu quả bản thân thấp: Hiệu quả bản thân đề cập đến niềm tin của bạn vào khả năng thành công của bất kỳ trường hợp nào đều thấp.
    • Chủ nghĩa hoàn hảo: Chủ nghĩa hoàn hảo đóng một vai trò quan trọng trong hội chứng kẻ mạo danh. Bạn có thể nghĩ rằng có một số “kịch bản” hoàn hảo cho các cuộc trò chuyện và bạn không thể nói sai điều gì. Bạn có thể gặp khó khăn khi yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác và có thể trì hoãn do tiêu chuẩn cao của bản thân.
    • Rối loạn thần kinh: Rối loạn thần kinh là một trong những yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng, bất an, căng thẳng và cảm thấy tội lỗi cao hơn.

    Lo âu xã hội

    Hội chứng kẻ mạo danh và chứng lo âu xã hội có thể trùng lặp. Một người bị rối loạn lo âu xã hội có thể cảm thấy như thể họ không thuộc về các tình huống xã hội.

    Bạn có thể đang trò chuyện với ai đó và cảm thấy như thể họ sắp phát hiện ra sự kém cỏi trong giao tiếp xã hội của bạn. Bạn có thể đang thuyết trình và cảm thấy như thể bạn chỉ cần vượt qua nó trước khi bất kỳ ai nhận ra bạn thực sự không thuộc về nơi đó.

    Mặc dù các triệu chứng của chứng lo âu xã hội có thể thúc đẩy cảm giác mắc hội chứng kẻ mạo danh, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả những người trải qua hội chứng kẻ mạo danh đều mắc chứng lo âu xã hội hoặc ngược lại. Những người không mắc chứng lo âu xã hội cũng có thể cảm thấy thiếu tự tin và thiếu năng lực. Hội chứng kẻ mạo danh thường khiến những người bình thường không lo lắng có cảm giác lo lắng khi họ ở trong những tình huống mà họ cảm thấy không đủ.

    Các loại hội chứng kẻ giả mạo

    Hội chứng kẻ mạo danh có thể xuất hiện theo một số cách khác nhau. Một số loại hội chứng mạo danh khác nhau có thể bao gồm:

    • Người cầu toàn: Người cầu toàn không bao giờ hài lòng và luôn cảm thấy rằng công việc của họ có thể tốt hơn. Thay vì tập trung vào điểm mạnh của mình, họ có xu hướng sửa chữa bất kỳ khuyết điểm hoặc sai lầm nào. Điều này thường dẫn đến rất nhiều áp lực cho bản thân và nhiều lo lắng.
    • Siêu anh hùng: Bởi vì những cá nhân này cảm thấy không đủ, họ cảm thấy phải thúc đẩy bản thân làm việc chăm chỉ nhất có thể.
    • Chuyên gia: Những cá nhân này luôn cố gắng học hỏi thêm và không bao giờ hài lòng với mức độ hiểu biết của họ. Mặc dù họ thường có tay nghề cao, nhưng họ đánh giá thấp chuyên môn của mình.
    • Thiên tài bẩm sinh: Những cá nhân này đặt ra những mục tiêu cao cả quá mức cho bản thân, và sau đó cảm thấy bị nghiền nát khi họ không thành công trong lần thử đầu tiên.
    • Người đơn độc: Những người này có xu hướng rất cá nhân và thích làm việc một mình. Giá trị bản thân thường bắt nguồn từ năng suất của họ, vì vậy họ thường từ chối những lời đề nghị giúp đỡ. Họ có xu hướng coi việc yêu cầu giúp đỡ là một dấu hiệu của sự yếu kém hoặc kém cỏi.

    Đối phó với hội chứng kẻ giả mạo

    Để vượt qua hội chứng kẻ mạo danh, bạn cần bắt đầu tự hỏi mình một số câu hỏi khó. Chúng có thể bao gồm những thứ như sau:

    • “Tôi có niềm tin cốt lõi hay lẽ sống nào về bản thân?”
    • “Tôi có tin rằng tôi đáng được yêu như tôi không?”
    • “Tôi có cần phải là người hoàn hảo để người khác chấp thuận tôi?”

    Để vượt qua những cảm xúc này, bạn cần phải cảm thấy thoải mái khi đối mặt với một số niềm tin đã ăn sâu vào bản thân mà bạn giữ vững. Bài tập này có thể khó vì bạn thậm chí có thể không nhận ra rằng bạn đang mắc phải hội chứng, nhưng đây là một số kỹ thuật bạn có thể sử dụng:

    • Chia sẻ cảm xúc của bạn: Nói chuyện với người khác về cảm giác của bạn. Những niềm tin phi lý có xu hướng nghiêm trọng hơn khi chúng bị che giấu và không được nói đến.
    • Tập trung vào những người khác: Mặc dù điều này có thể phản trực giác, nhưng hãy cố gắng giúp đỡ những người khác trong hoàn cảnh giống bạn. Nếu bạn thấy ai đó có vẻ lúng túng hoặc đơn độc, hãy hỏi người đó một câu hỏi để đưa họ vào nhóm. Khi bạn thực hành các kỹ năng của mình, bạn sẽ xây dựng sự tự tin vào khả năng của chính mình.
    • Đánh giá khả năng của bạn: Nếu bạn có niềm tin từ lâu về sự kém cỏi của mình trong các tình huống xã hội và hiệu suất bản thận, hãy đánh giá thực tế về khả năng của bạn. Viết ra những thành tích của bạn và những gì bạn giỏi, và so sánh nó với sự tự đánh giá của bạn.
    • Thực hiện từng bước nhỏ: Đừng tập trung vào việc hoàn thành mọi việc một cách hoàn hảo, mà thay vào đó, hãy làm mọi thứ một cách hợp lý và tự thưởng cho bản thân khi hành động. Ví dụ, trong một cuộc trò chuyện nhóm, hãy đưa ra ý kiến ​​hoặc chia sẻ một câu chuyện về bản thân.
    • Đặt câu hỏi cho suy nghĩ của bạn: Khi bạn bắt đầu đánh giá khả năng của mình và thực hiện các bước mới, hãy đặt câu hỏi liệu suy nghĩ của bạn có hợp lý hay không. Có hợp lý không khi tin rằng bạn là một kẻ bất tài với tất cả những gì bạn biết?
    • Ngừng so sánh: Mỗi khi so sánh bản thân với người khác trong một hoàn cảnh xã hội, bạn sẽ thấy có lỗi ở bản thân khiến cảm giác không đủ tốt hoặc không thuộc về mình. Thay vào đó, trong các cuộc trò chuyện, hãy tập trung lắng nghe những gì đối phương đang nói. Hãy thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu thêm.
    • Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách vừa phải: việc lạm dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể liên quan đến cảm giác tự ti. Nếu bạn cố gắng khắc họa một hình ảnh trên mạng xã hội không phù hợp với con người thật của bạn hoặc điều đó là không thể đạt được, điều đó sẽ chỉ làm cho cảm giác trở thành kẻ lừa đảo của bạn trở nên tồi tệ hơn.
    • Ngừng đấu tranh với cảm xúc của bản thân: Đừng chiến đấu với cảm giác không thuộc về. Thay vào đó, hãy cố gắng dựa vào chúng và chấp nhận chúng. Chỉ khi bạn thừa nhận, bạn mới có thể bắt đầu làm sáng tỏ những niềm tin mà bấy lâu nay đang kìm hãm bạn.
    • Từ chối để nó kìm hãm bạn: Cho dù bạn cảm thấy mình không thuộc về ai, không thuộc về nơi nào đó nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn theo đuổi mục tiêu của mình. Tiếp tục đi và từ chối bị dừng lại.

    Đôi lời cho bạn

    Hãy nhớ rằng nếu bạn đang cảm thấy mình giống như một kẻ mạo danh, điều đó có nghĩa là bạn có một mức độ thành công nào đó trong cuộc sống do chính bạn đạt được, chứ không phải do may mắn. Thay vào đó, hãy cố gắng biến cảm giác đó thành một sự biết ơn. Nhìn vào những gì bạn đã đạt được trong cuộc sống dù là nhỏ nhất & bày tỏ lòng biết ơn.

    Đừng kìm hãm sự sợ hãi do imposter syndrome mang lại. Thay vào đó, hãy tận hưởng cảm giác đó và tìm hiểu nguồn gốc của nó. Hãy hạ thấp cảnh giác và để người khác nhìn thấy con người thật của bạn. Nếu bạn đã làm tất cả những điều này và vẫn cảm thấy như một kẻ mạo danh đang kìm hãm bạn, đã đến lúc bạn phải nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần.

    Nguồn: Verywellmind.com

    5/5 - (6 bình chọn)
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Mua đồ càng đắt càng tiết kiệm được nhiều tiền

    Ai cũng thích hô hào tiết kiệm, tìm đủ mọi cách để có một khoản để dành. Cách thức tiết kiệm thì có vô...

    Câu nói hay của người Do Thái giúp bạn trở nên tích cực hơn

    Dân tộc Do Thái nổi tiếng thông minh, tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Rất...

    Extra Theme: Đổi thông tin copyright của theme

    Không rõ vì sao Extra Theme lại không có tuỳ chọn thay đổi copyright, tuy nhiên, chúng ta có thể làm điều này thủ...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục