More

    Top 8 yếu tố xếp hạng Google

    |

    views

    and

    comments

    Không xếp theo thứ tự tăng hay giảm dần, các yếu tố hàng đầu để xếp hạng (ranking factor) trên Google là:

    1. Nội dung chất lượng (High-quality content).
    2. Ưu tiên điện thoại (Mobile-first).
    3. Trải nghiệm trang (Page Experience).
    4. Tốc độ truy cập trang (Page speed).
    5. Tối ưu On-page.
    6. Internal link.
    7. External link.
    8. Local.

    Nội dung chất lượng

    Chất lượng trang web và nội dung blog rất quan trọng. Vẫn đúng với “content is king” hay nội dung là vua.

    Nội dung cần cung cấp thông tin có giá trị. Việc tạo ra các trang không có giá trị sẽ ảnh hưởng xấu tới website sau bản cập nhật thuật toán Panda & Fred của Google.

    Nội dung chất lượng là tạo ra các trang nội dung giúp tăng thời gian trên trang (time on page), giảm tỷ lệ thoát (bounce rate) và cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng.

    Các trang blog và các bài viết như thế này là một ví dụ cho nội dung chất lượng.

    Các trang nội dung chất lượng phải làm được nhiều việc hơn cho SEO ngày nay chứ không phải chỉ là viết tốt và nhiều chữ. Bài viếc cũng phải thoả những yếu tố sau nếu muốn tăng hiện diện trong SERP.

    RankBrain

    Biết được mục đích tìm kiếm của người dùng là điều cần thiết để tạo các trang thúc đẩy lưu lượng truy cập tư nhiên (organic traffic). Đó là nơi mà RankBrain được áp dụng.

    RankBrain là một hệ thống máy học (machine learning) giúp Google hiểu được mục đích của một truy vấn tìm kiếm (search query).

    Điều này quan trọng như thế nào? CoSchedule.com đã thấy lưu lượng truy cập (traffic) tăng 594% bằng cách định hình lại chiến lược nội dung SEO của họ để phù hợp hơn với ý định của người tìm kiếm.

    Sự phù hợp này với ý định của người tìm kiếm đặc biệt quan trọng vì như Mueller đã chỉ ra, ý định có thể thay đổi theo thời gian.

    Google thậm chí đã cập nhật kết quả tìm kiếm bằng các snippet nổi bật mới được thiết kế cho các truy vấn “đa mục đích” hay ““multi-intent” query.

    Để hiểu ý định của người tìm kiếm, bạn cần đi sâu vào Google Analytics của mình để xem người dùng đang tìm kiếm những gì.

    Có thể xem User Flow để biết được phần nào những gì user của bạn đang tìm kiếm.

    Screenshot User flow 09/2021

    Bạn cũng có thể xem Performance trong Google Search Console để có thông tin chi tiết về những gì mọi người đang nhấp vào SERP để truy cập trang web của bạn.

    Sử dụng Keyword

    Mặc dù có tin đồn rằng nghiên cứu keyword không cần thiết để xếp hạng, keyword vẫn hỗ trợ tạo nội dung chất lượng. Nhưng không giống như nghiên cứu keyword truyền thống, ngày nay keyword đóng vai trò như một lộ trình tạo nội dung (roadmap) hơn.

    Thông qua nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khai thác dữ liệu, bạn có thể phát hiện ra những từ khóa tìm năng có lượng tìm kiếm trung bình nhưng tỷ lệ nhấp cao.

    Chris Hornack, người sáng lập Blog Hands, đã thấy lưu lượng truy cập (traffic) tăng 80% sau khi thực hiện nghiên cứu keyword.

    Vì vậy, khi ngành công nghiệp tiếp tục xì xào về tác động tiêu cực của việc nghiên cứu keyword, bạn cần xác định các keyword chính của mình và đưa chúng vào các chủ đề phù hợp với người tìm kiếm của bạn.

    Ví dụ: một nghiên cứu của Google cho thấy các truy vấn (query) tìm kiếm trên thiết bị di động như [thương hiệu] và [cửa hàng] đã tăng 60% trong hai năm qua. Nghiên cứu này giải thích sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược keyword của bạn cho khách hàng sử dụng thiết bị di động.

    Andrea Lehr, Nhà chiến lược quan hệ thương hiệu tại Fractl, chia sẻ thông tin chi tiết về cách cô ấy sắp xếp các từ khóa của mình tại link dưới đây:

    Đã qua rồi thời kỳ nghiên cứu keyword trên các từ khóa riêng lẻ.

    Ngày nay, tốt nhất là nên gộp các chủ đề keyword thành các chủ đề. Suy nghĩ về các từ đồng nghĩa, long-tail keyword và keyword liên quan đến chủ đề hoặc các chủ đề tương tự. Đây là cách bạn nhắm mục tiêu sử dụng keyword.

    Nội dung mới

    Nội dung mới không phải là mới lạ. Khi Google đưa ra thông báo lần đầu tiên vào năm 2011, nó đã gây ra sự nhầm lẫn xung quanh những gì được coi là nội dung mới.

    Vậy nội dung mới là cái gì? Và nó hoạt động như thế nào với nội dung evergreen?

    • evergreen content là gì? (Đang cập nhật)

    Đối với nội dung evergreen, đừng chỉ cập nhật ngày xuất bản mỗi năm. Bạn phải đi sâu vào phần nội dung để xem những gì cần được làm mới (hay cập nhật).

    Ví dụ: nếu bạn đã tạo một danh sách các công cụ, bạn có thể cập nhật ảnh chụp màn hình, giá cả và thông tin được đính kèm với mỗi công cụ.

    Đây là lý do tại sao lý tưởng nhất là bạn nên thực hiện kiểm tra nội dung hàng quý để hiểu những nội dung nào đáng được làm mới và những nội dung khác có thể được chuyển hướng đến các trang tương tự. Trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với nội dung của mình, hãy xem dữ liệu của bạn để giúp bạn đưa ra quyết định thông minh hơn.

    Giao diện ưu tiên điện thoại di động (Mobile-First)

    Tính năng ưu tiên lập chỉ mục trên thiết bị di động (Mobile-first indexing) chính thức được hoàn thiện vào tháng 3 năm 2021. Đó là một quá trình dài và chậm chạp kể từ khi bắt đầu vào năm 2017.

    Tóm lại, ưu tiên lập chỉ mục trên thiết bị di động (Mobile-first indexing) là cách Google lập chỉ mục trang web của bạn. Nếu bạn có một trang web dành cho thiết bị di động riêng biệt, URL của trang web dành cho thiết bị di động của bạn sẽ được lập chỉ mục và sử dụng để xếp hạng thay vì phiên bản dành cho desktop.

    Để rõ ràng, không có chỉ mục ưu tiên thiết bị di động riêng biệt. Google lập chỉ mục và xếp hạng nội dung của bạn trực tiếp từ phiên bản di động của trang web.

    Ngoài ra, không nên nhầm lẫn chỉ mục ưu tiên thiết bị di động (Mobile-first indexing) với khả năng sử dụng trên thiết bị di động (Mobile Usability). Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt về khả năng sử dụng trên thiết bị di động.

    Mobile Usability

    Bạn có nhớ rằng một số trang web khi xem trên di động sẽ có dạng m.URL.com? (như m.facebook.com).

    Tuy cách này không có ảnh hưởng xấu. Nhưng nhiều website đang dần không chọn cách này mà thay bằng 1 website có tính responsive hay tính tương thích trên nhiều thiết bị khác nhau.

    Mặc dù Google đã nói rằng họ không ủng hộ công khai bất kỳ cách thức hoạt động nhất định nào đối với các trang web dành cho thiết bị di động (cho dù đó là URL với m trước tên miền, hay có tính responsive) khi nói đến thứ hạng, nhưng trang web có tính responsive là format được đề xuất bởi Google.

    Google đã tuyên bố rằng thiết kế có khả năng tương thích trên nhiều thiết bị khác nhau giúp các thuật toán của họ “chỉ định chính xác các thuộc tính lập chỉ mục (index) cho trang thay vì cần báo hiệu sự tồn tại của các trang tương ứng riêng cho destop hay di động”.

    Trong thời đại của Mobile-first indexing, giao diện tương thích với thiết bị di động là mạch máu cho sự tồn tại trong SERP. Để tồn tại, hãy làm theo các nguyên tắc của Google và đảm bảo nội dung của bạn khớp giống hệt nhau trên cả desktop & điện thoại.

    Mặc dù layout của web trên thiết bị di động là không bắt buộc đối với Mobile-first indexing, nhưng bạn vẫn muốn tối ưu hóa nó để có trải nghiệm người dùng tốt hơn (đây cũng là yếu tố xếp hạng).

    Bất cứ khi nào bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm (search engine) cải thiện kết quả của nó dễ dàng hơn, bạn sẽ được lên top.

    Tăng trải nghiệm trang (Page Experience)

    Cãi thiện trải nghiệm người dùng (User Experience)

    Trải nghiệm người dùng hay UX có tác động đến SEO, như chúng ta đã thấy với các bản cập nhật gần đây cho Page Experience.

    Nếu không lo về UX, trang web của bạn sẽ rất dễ bị Google gạt sang 1 bên.

    Trên thực tế có đến 38% người sẽ ngừng tương tác với một trang web nếu nội dung và bố cục không hấp dẫn.

    Tối ưu User Experience sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Marketing agency Main Street Host đã thấy lượt xem trang (page view) trên các trang của họ tăng 66% bằng cách cập nhật nội dung và tối ưu hóa các nút kêu gọi hành động (call to action).

    Và, công ty Ezoic đã thấy lượt truy cập của 1.000 user, tăng 186% sau khi họ tối ưu UX cho website.

    Thiết kế UX phù hợp với SEO của web là điều quan trọng nếu muốn thành công trong SERP.

    Kiến trúc website (Site Architecture)

    Kiến trúc trang web hay Site Architecture là một thành phần liên quan đến UX và có tác động đáng kể đến SEO.

    John Doherty (anh là 1 SEO Consultant) đã nói rằng:

    “Một trong những thay đổi lớn nhất mà tôi có thể thực hiện là sửa kiến ​​trúc trang web”

    Anh ấy tiếp tục thảo luận về một trang web nơi anh ấy chuyển URL từ trang tag sang trang category (chuyên mục) con để liên kết cao hơn trong kiến ​​trúc trang web. Kết quả là số phiên tự nhiên (organic session) tăng lên 74% và số trang mỗi phiên (page/session) lên 41%.

    Site Architecture không chỉ giúp người dùng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm với điều hướng trang web tốt hơn mà còn có thể giúp trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm tìm thấy nhiều trang hơn trên một trang web.

    Tóm lại, các trang web của bạn phải dễ sử dụng. Tất cả các trang và điều hướng phải được bố trí đơn giản nhất có thể.

    Người dùng sẽ chỉ mất từ ​​ba đến bốn lần nhấp chuột để tìm thấy bất kỳ trang nào trên một trang web. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được trên các trang web lớn, nhưng có nhiều cách giúp người dùng tìm kiếm và tìm thấy các trang để đảm bảo họ có được những gì họ cần.

    Với việc phát hành bản cập nhật Page Experience, kiến ​​trúc trang web sẽ có tác động lớn hơn đến SEO của bạn.

    Core Web Vitals

    Như John Mueller của Google đã lưu ý, Core Web Vitals không chỉ là một công cụ kết nối. Số liệu này tác động đến nhiều yếu tố khác liên quan đến SEO.

    Ví dụ: Core Web Vitals ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của bạn. Nếu người tìm kiếm truy cập một trang và chuyển đổi (thực hiện thêm 1 hành động nào đó), thì trải nghiệm người dùng (UX), tốc độ trang (page speed) và nội dung của bạn đều ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi.

    Về cơ bản, Core Web Vitals được tạo ra để giúp bạn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

    Sử dụng HTTPS

    Dr. Pete J. Meyers (thuộc Moz team) đã viết rằng 30% kết quả trang một của Google đang sử dụng HTTPS.

    Mặc dù việc không sử dụng HTTPS sẽ không gây hại cho web, nhưng đã có một số thay đổi kể từ lần đầu tiên Google công bố HTTPS như một tín hiệu xếp hạng vào năm 2014.

    Vào năm 2017, Google đã thông báo rằng trình duyệt Chrome của họ (chiếm đến 45% lượt sử dụng) sẽ bắt đầu gắn cờ các trang web là “không an toàn” trên thanh URL khi chúng không phải là HTTPS.

    Và, sau thông báo cảnh báo cuối cùng của họ, bạn có thể bắt đầu thấy tỷ lệ thoát tăng lên nếu website không có https.

    Tất cả những điều này cho thấy Google cho rằng HTTPS là điều cần thiết.

    Ad Experience

    Ad Experience hay Trải Nghiệm Quảng Cáo đã được triển khai vào năm 2017 và nhắm mục tiêu đến người dùng Chrome.

    Chrome có thể xóa tất cả quảng cáo khỏi trang web của bạn nếu bạn vi phạm Tiêu chuẩn quảng cáo của Google.

    Glenn Gabe (một SEO Consultant) đã đưa ra bảng phân tích các ví dụ về hoạt động lọc quảng cáo của Chrome.

    Ad Experience gắn liền với Page Experience và Core Web Vitals vì nó bị ảnh hưởng bởi User Experience và cách người dùng tương tác với trang web của bạn.

    Tối ưu tốc độ trang (Page Speed)

    Trước đây, tốc độ load trang chỉ là 1 yếu tố xếp hạng cho desktop, đến năm 2018 yếu tố xếp hạng này đã là 1 tiêu chí quan trong cho cả thiết bị di động.

    Trang web tải càng chậm, càng mất nhiều khách truy cập (visitor) và doanh thu. Website của Amazon, chỉ một giây có thể tiêu tốn 1,6 tỷ USD doanh thu mỗi năm.

    The Telegraph, một ấn phẩm của Anh, phát hiện ra rằng độ trễ 4 giây làm giảm 11,02% lượt xem trang.

    Hiện tại có rất nhiều trang để kiểm tra tốc độ trang của website, dưới đây là 2 website phổ biến:

    Website sẽ chỉ ra các nguyên nhân làm chậm web, tuy vậy, không phải ai cũng có thể khắc phục các lỗi này chẳng hạn như minify JavaScript).

    Các trang tải nhanh hơn dẫn đến trải nghiệm trang web tổng thể tốt hơn, do đó Google đang hướng tới việc biến nó thành một yếu tố xếp hạng trên thiết bị di động.

    Tối ưu On-Page

    Liên quan chặt chẽ đến Page Experience là tối ưu hóa trên trang On-Page Optimization, xử lý các thành phần “hậu trường” của nội dung và SEO.

    Những khía cạnh này đã tồn tại trong nhiều năm và vẫn tạo ra tác động đáng kể đến khả năng hiển thị của trang web và vị trí SERP cho các chủ đề từ khóa mục tiêu của bạn.

    Ví dụ: Mockingbird đã thấy organic traffic tăng 62% chỉ bằng cách cập nhật thẻ H1.

    Và nội dụng hoàn toàn mới đã tăng organic traffic lên 48% bằng cách dọn dẹp metadata và cấu trúc internal link hay Internal Link Structure.

    Tối ưu On-Page có thể giúp nội dung chất lượng cao của web được các công cụ tìm kiếm và người dùng tìm thấy nhanh hơn.

    Dưới đây là một số cách tối ưu On-page vẫn sẽ còn có ảnh hưởng trong nhiều năm tới:

    Metadata

    Thông tin này bao gồm thẻ tiêu đề và mô tả trang, thông tin về các trang web của bạn mà người dùng thấy trong SERP.

    Đôi khi, Google lấy nội dung từ trang và tự động chèn nội dung đó dưới dạng mô tả trong SERP khi nội dung phù hợp hơn với truy vấn của người dùng.

    Như vậy, việt tối ưu tiêu đề & mô tả là điều cần thiết nhưng không phải lúc nào nội dung đó sẽ được hiển thị. Google sẽ chọn ra nội dung phù hợp hơn với người dùng đang tìm kiếm.

    Có rất nhiều thẻ meta khác cần biết trong SEO. Và hãy nghĩ về điều này: Việc bổ sung đơn giản một thẻ meta cụ thể có thể dẫn đến số lần nhấp từ Google Khám phá tăng 300%.

    Schema

    Schema markup là một thành phần “ẩn” khác của trang web cho các công cụ tìm kiếm biết thêm về nội dung.

    Schema markup

    Được tạo vào năm 2011, hiện có gần 600 loại thông tin khác nhau mà bạn có thể đưa vào.

    Schema giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định thông tin cần thiết trên một trang web hơn.

    • Website Rotten Tomatoes nhận thấy tỷ lệ nhấp cao hơn 25% trên các trang có Schema markup.
    • Website Food Network đã tăng 35% lượt truy cập cho các công thức nấu ăn có Schema markup.

    Schema markup giúp Google hiển thị rich snippets trong kết quả tìm kiếm, khiến nó trở thành một phần quan trọng của SEO.

    Giờ đây, bạn cũng có thể thêm schema vào tiêu đề của trang bằng JSON-LD. Sử dụng một trình tạo Schema bằng JSON với website dưới đây:

    Featured Snippets

    Featured Snippets đôi khi được gọi là Vị trí 0, là một đoạn nội dung được trích xuất từ bản sao của trang và được hiển thị trực tiếp trong kết quả tìm kiếm.

    Nếu bạn muốn có được vị trí 0 (cũng được gọi là trích dẫn nội dung nổi bật), bạn cần hiểu RankBrain và mục đích tìm kiếm đằng sau truy vấn mà bạn muốn xếp hạng cho Featured Snippets.

    Internal Link Structure

    Internal Link Structure hay Cấu trúc liên kết nội bộ giúp người dùng và công cụ tìm kiếm tìm thấy trang tốt hơn.

    Corey Morris, Phó Chủ tịch Tiếp thị của Voltage, nói về việc ưu tiên Internal Link Structure trong năm yếu tố sau:

    • Giúp đỡ người dùng.
    • Quản lý link flow (ví dụ: nơi traffic vào trang web).
    • Xây dựng lộ trình xoay quanh các chủ đề nội dung cụ thể.
    • Canonical.
    • Ưu tiên lập chỉ mục của các trang cụ thể.

    Điều này có nghĩa là chiến lược xây dựng internal link (cách liên kết trang này đến trang khác) phải lấy người dùng làm trung tâm trước tiên. Sau đó, bạn có thể tập trung vào cách hướng traffic truy cập đến một nhóm trang khác.

    Hãy suy nghĩ về Internal Link Structure có thể giúp hướng dẫn người dùng hoàn thành chuyển đổi từ việc đăng ký newsleter đến hoàn tất yêu cầu nào đó.

    Kiếm các link có liên quan & có thẩm quyền

    2 yếu tố rất quan trọng của link đó là Relevant (tính liên quan) & Authoritative (tính thẩm quyền).

    Link sẽ tiếp tục là một trong những thành phần SEO hàng đầu để xếp hạng tốt.

    Các nhận định về lên Top mà không cần inbound link hay với tên gọi quen thuộc hơn backlink là không chính xác. Mặc dù một số trang web hoàn toàn có thể nhưng sẽ thật ngớ ngẩn nếu không theo đuổi bất kỳ chiến lược xây dựng backlink hiệu quả.

    Vì mỗi ngành là khác nhau nên có nhiều cơ hội xây dựng link khác nhau cho mỗi ngành.

    Local

    Google cho biết local (có thể được hiểu là tính địa phương) được chia thành ba yếu tố xếp hạng.

    Sự liên quan (Relevance)

    Mức độ liên quan (Relevance) được kết nối với khoảng cách của doanh nghiệp với truy vấn của người tìm kiếm. Bạn có thể thấy các truy vấn tìm kiếm như “món burritos ngon nhất” khi nói về mức độ liên quan của tìm kiếm local.

    Relevance gồm các yếu tố bạn khai báo trên Google map (thông qua Google My Business) hoặc Bing Map thông qua (Bing Place Listings) bao gồm Tên doanh nghiệp, địa chỉ, Số điện thoại & các thuộc tính chính khác liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

    Điều quan trọng là phải điền đầy đủ tất cả thông tin chi tiết về doanh nghiệp trong các thư mục này để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và mức độ phù hợp với người tìm kiếm.

    Khoảng cách (Distance)

    Khoảng cách (Distance) đề cập đến khoảng cách vật lý giữa doanh nghiệp của bạn và người tìm kiếm. Doanh nghiệp của bạn càng gần người tìm kiếm, thì khả năng vị trí đó sẽ xuất hiện trong kết quả bản đồ càng cao.

    Đây là nơi tập trung vào các truy vấn tìm kiếm với “gần tôi”.

    Các cơ sở kinh doanh gần nhất với người tìm kiếm sẽ được ưu tiên hiển thị

    Sự nổi bật

    Sự nổi bật gắn liền với sự phổ biến của doanh nghiệp offline. Google cho chúng ta biết chính xác những gì họ đang tìm kiếm để đo lường sự nổi bật:

    Sự nổi bật cũng dựa trên thông tin mà Google có về một doanh nghiệp, từ khắp nơi trên web, như liên kết, bài báo và thư mục. Số lượng đánh giá của Google và yếu tố điểm đánh giá vào xếp hạng tìm kiếm địa phương. Nhiều đánh giá hơn và xếp hạng tích cực có thể cải thiện xếp hạng local của doanh nghiệp.

    Bài học rút ra chính: E-A-T ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố xếp hạng

    E-A-T đề cập đến Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness (tạm dịch: Chuyên môn, Thẩm quyền và Độ tin cậy).

    E-A-T gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn. E-A-T cho thấy Google tập trung vào việc cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm dựa vào đâu.

    E-A-T được sử dụng để đánh giá tính trung thực của nội dung, tác động đến thứ hạng của bạn. Do vậy hãy luôn áp dụng E-A-T vào website và nội dung.

    Theo: Search Engine Journal

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Giấy chứng nhận kim cương là gì? Tổng hợp tất cả các giấy chứng nhận kim cương

    Giấy chứng nhận kim cương, còn được gọi là báo cáo phân loại kim cương, là một tài liệu dễ hiểu được chuẩn bị...

    Internal link ở header & footer có giá trị giống nhau không?

    Google có xử lý các internal links (liên kết nội bộ) khác nhau dựa trên vị trí trên một trang không? Các internal link...

    Thay đổi 5 thói quen này để cuộc sống của bạn chẳng còn điều gì quá khó khăn

    Đặt nhu cầu của người khác trước nhu cầu của mìnhMỗi khi bạn biến nhu cầu của người khác trở thành cái cớ để...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục