More

    Nỗi sợ thành công là gì?

    |

    views

    and

    comments

    Nỗi sợ thành công liên quan đến việc sợ thành tích đến mức mà một người có thể tự phá hoại chính mình. Trong khi thành công thường được xem là điều mong muốn của tất cả mọi người, nhưng bên cạnh đó cũng có những lý do tại sao một người lại có thể ám ảnh với việc thành công đến với mình.

    Điều quan trọng tạo ra sự khác biệt ở đây chính là con người thường không sợ thành công, thay vào đó, nỗi sợ của họ tập trung vào những hậu quả tiềm tàng ẩn sau vẻ thành công đó. Vì kỳ vọng của thành công thường được dựa trên ý tưởng rằng để đạt được mục tiêu thì bản thân phải hy sinh hoặc đánh đổi, nên không có gì ngạc nhiên khi một người có thể cảnh giác với suy nghĩ thành công cuối cùng cũng có thể khiến họ phải trả giá.

    Đặc trưng của người có nỗi sợ thành công

    Đặc trưng của người có nỗi sợ thành công

    Nỗi sợ thành công không phải lúc nào cũng dễ dàng bị phát hiện nhưng có một số dấu hiệu đặc trưng của một người mà ta có thể thấy, bao gồm:

    • Thiếu mục tiêu: bằng cách đặt mục tiêu thật thấp để đảm bảo rằng họ không bao giờ có cơ hội hướng đến sự thành công.
    • Từ bỏ: nhiều trường hợp, một người có thể làm hỏng chính thành công của mình ngay trước khi sắp đến đích.
    • Trì hoãn: cố gắng trì hoãn mọi việc cho đến thời gian cuối cùng, việc này làm giảm nghiêm trọng cơ hội thành công của họ.
    • Hủy hoại: những người sợ thành công có thể tự tạo chướng ngại vật trên con đường của họ để làm giảm cơ hội thành công. Hành vi này bao gồm tự hủy hoại bản thân ở quy mô nhỏ cho đến quy mô lớn.

    Có thể xem đây là những hành động được thúc đẩy bởi những người có yếu tố sợ thành công. Trong nhiều trường hợp; họ trở nên lười biếng, thiếu động lực và không có tính kỷ luật. Điều này làm suy yếu nghiêm trọng cho cuộc sống của họ ở mọi khía cạnh.

    Xác định nỗi sợ thành công

    Nếu bạn nghi ngờ bản thân có thể có nỗi sợ thành công, một số điều bạn có thể tham khảo dưới đây:

    • Lo sợ điều gì sẽ xảy ra nếu bạn trở thành trung tâm.
    • Lo lắng việc bỏ lại mọi người phía sau trong khi bạn đang tiến về phía trước vì chính thành công của mình.
    • Suy nghĩ và lo lắng về những trách nhiệm mới.
    • Lo lắng về mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn những gì bạn có thể làm.
    • Nỗi sợ những nhận xét phản đối hoặc lo lắng về việc trải qua các vấn đề xã hội khác.

    Đôi khi mọi người nhận thức được một số những lo lắng này nhưng nhiều người còn thiếu một cái nhìn chính xác hơn về nguyên  nhân thực sự của hành vi tự hủy hoại bản thân. Trong một số tình huống, hãy nói chuyện cùng chuyên gia/ nhà tư vấn cũng có thể là một cách để nhận diện được một số hành vi sợ hãi đang cản trở con đường thành công của bạn.

    Nguyên nhân của nỗi sợ thành công

    Nỗi sợ thành công có nhiều nguyên nhân, một trong số này bao gồm:

    • Hội chứng kẻ mạo danh: đôi khi có những người sợ rằng thành tích của họ không xứng đáng hoặc họ không giỏi như những người khác trong cùng lĩnh vực. Vì vậy những người này không thấy thoải mái khi được mong đợi hoặc lo sợ rằng sẽ bị phát hiện rằng họ không sẵn sàng cho bất kỳ thử thách nào.
    • Hiểu sai cảm xúc liên quan đến thành công: sự phấn khích và lo lắng có nhiều điểm tương đồng về tín hiệu vật lý nên một số người thay vì có cảm giác phấn khích lại chuyển sang lo lắng.
    • Nỗi sợ phản ứng dữ dội: một người có thể sợ thành công vì những hậu quả xã hội hoặc các mối quan hệ xung quanh. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là tránh phản ứng quá khích. Ví dụ, phụ nữ có thể tránh việc hoàn thiện bản thân vì họ sợ nó không phù hợp với hình ảnh một người phụ nữ truyền thống. Một số người có xu hướng tuân theo những chuẩn mực được đặt ra vì họ sợ phản ứng quá khích của xã hội.
    • Trải nghiệm tiêu cực: Một người đã trải qua một số kết quả tiêu cực trong quá khứ sau khi làm tốt – ví dụ như bị chế diễu là “khoe khoang” hoặc trải qua quãng thời gian khó khăn vì thành công – cũng có thể khiến họ lo sợ sẽ làm tốt như vậy một lần nữa trong tương lai.
    • Đánh giá năng lực bản thân kém: nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sợ thành công có xu hướng tự đánh giá năng lực của chính bản thân mình là thấp.
    • Nhút nhát hoặc lo lắng sợ xã hội quan tâm: những người nhút nhát hay lo lắng xã hội quan tâm mình có thể sợ thành công vì họ không muốn trở thành tâm điểm chú ý.

    Ảnh hưởng của nỗi sợ thành công

    Ảnh hưởng của nỗi sợ thành công

    Nỗi sợ thành công có thể tác động tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của một người. Một số cách ngăn cản bạn có được những gì bạn muốn trong cuộc sống, bao gồm:

    • Giảm mức độ hài lòng trong cuộc sống: nghiên cứu cho thấy nỗi sợ thành công làm giảm đáng kể sự hài lòng với cuộc sống
    • Khó khăn trong việc theo đuổi mục tiêu: nỗi sợ thành tích liên quan đến việc bắt đầu và duy trì hành vi. Bởi vì những bước đầu tiên để đạt mục tiêu bao giờ cũng khó khăn nên những người sợ thành công có thể phải đấu tranh với bản thân trước khi bắt đầu. Hoặc có thể nhận các dự án và sau đó thiếu động lực để hoàn thành nó.
    • Giảm lòng tự trọng: thành tích và lòng tự trọng thường có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng điều này có thể không xảy ra với những người sợ thành công. Điều này đặc biệt đúng với những người đã trải qua hội chứng kẻ mạo danh vì họ không cho rằng thành tích của họ là do kỹ năng, kiến thức của mình.
    • Kỳ vọng thấp: các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sợ thành công có xu hướng áp dụng các mục tiêu học tập và nghề nghiệp thấp hơn so với khả năng của họ.

    Điều trị

    May mắn là ở hiện tại, nỗi sợ thành công có thể được điều trị bằng phương pháp trị liệu. Một số phương pháp được sử dụng, bao gồm:

    • Liệu pháp phân tâm học: loại tâm lý trị liệu này tập trung vào việc tìm hiểu những ảnh hưởng vô thức và trải nghiệm thời thơ ấu và cách chúng có thể góp phần vào các vấn đề hiện tại của người sợ thành công.
    • Liệu pháp nhận thức – hành vi hay Cognitive Behavioral Therapy (CBT): CBT giúp mọi người học cách xác định những suy nghĩ tiêu cực góp phần vào các hành vi không lành mạnh. Bằng cách hiểu rõ hơn ảnh hưởng của những suy nghĩ tiêu cực này, mọi người có thể học cách phát triển những cách suy nghĩ tích cực hơn để không cản trở khả năng đạt mục tiêu của mình

    Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn để điều trị các chứng bệnh liên quan đến trầm cảm hoặc lo lắng.

    Đối phó với nỗi sợ thành công

    Ngoài ra, bạn có thể tự làm những việc có thể đối phó và vượt qua nỗi sợ thành công. Điều này bao gồm việc phản ánh bản chất và nguồn gốc của nỗi sợ trong bạn và hỗ trợ học cách xác định kết quả của các hành vi xảy ra.

    Khi bạn đã hiểu rõ hơn về những điều trên, bạn có thể tập trung sự chú ý của mình vào việc chống lại những khuynh hướng tự hủy hoại này.

    Vì căng thẳng đóng vai trò trong nỗi sợ hãi của bạn, điều quan trọng là phải tìm cách thư giãn, kiểm soát căng thẳng và hạn chế lo lắng. Hãy thử các kỹ thuật quản lý căng thẳng như:

    ➢ Hít thở sâu.

    ➢ Tập thể dục.

    ➢ Viết nhật ký.

    ➢ Thiền.

    ➢ Thư giãn cơ thể.

    Nhận thức rõ về sự tiêu cực trong suy nghĩ

    Tìm cách điều chỉnh lại suy nghĩ của bạn về thành tích cũng có thể là một chiến lược đối phó hiệu quả. Bạn có liên tưởng thành công với những kết quả tiêu cực không? Bạn có lo lắng về những điều người khác có thể sẽ nghĩ không? Một khi bạn nhận thức rõ hơn, bạn có thể bắt đầu thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực.

    Thực hành chịu đựng sự khó chịu

    Vì nỗi sợ thành công có thể dẫn đến hành vi tránh né, cách để đối phó là cải thiện kỹ năng chịu đựng sự đau khổ của bạn. Khi đã trải qua những cảm xúc khó chịu, bạn sẽ dần dần quen với cảm giác này và sẵn sàng đối diện thay vì chạy trốn khỏi nó.

    Kết

    Nỗi sợ thành công có thể khiến bạn khó đạt được mục tiêu của bản thân và có ảnh hưởng không tốt đến lòng tự trọng và sức khỏe tổng quan. Bạn có thể thực hiện nhiều cách để vượt qua nỗi sợ này. Tăng cường kỹ năng đối phó của bạn, nhưng hãy cân nhắc đến việc liên hệ và nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tinh thần nếu nỗi sợ là nguyên nhân gây ra phiền muộn hoặc cản trở khả năng hoạt động dẫn đến thành công.

    Nguồn: Verywellmind.com

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Tính khí thế nào, tương lai thế ấy

    Tính khí của bạn, tiềm ẩn tài vận của bạnKhu dân cư vừa mở thêm một siêu thị mới.Thời gian đầu, vì tiện lợi...

    Cha tôi dạy: lúc vô công rỗi nghề thì đàn ông sẽ làm những việc long trời lỡ đất

    Cha là người thầy đầu tiên cũng là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến các con, đặc biệt là con trai. Những gì...

    Extra Theme: Làm ô tìm kiếm ở Secondary Header rộng hơn

    Điều hướng đến Custom CSS bằng cách Extra > Theme Options > General Settings (cuối trang) và chẹn đoạn code sau:/* Set the secondary...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục