More

    Kế 2: Điệu Hổ Ly Sơn | Binh Pháp Tôn Tử

    |

    views

    and

    comments

    {Kế 2} Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng)

    Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.

    Kế “Điệu hổ ly sơn” có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

    DIỄN GIẢI THÊM

    1/đưa đối thủ ra khỏi sở trường, điều kiện, thế thuận lợi.

    2/đưa (làm mất) cái đối thủ đang tựa vào (Hổ), để đánh vào điểm yếu (Hồ Ly).

    VÍ DỤ THỰC TẾ

    Một công ty sản xuất máy phát điện ở Mỹ muốn thanh lý một dây chuyền sản xuất cũ. Giá trị thanh lý của dây chuyền đó là khoảng 600.000 USD nhưng công ty vẫn giao bán với giá 1.000.000 USD. Trong quá trình đàm phán, rất nhiều công ty vào cuộc muốn mua, nổi lên có hai công ty cạnh tranh quyết liệt với nhau là công ty của Mỹ và một công ty của Nga.

    Vào thời điểm đó, người Nga rất quan tâm đến dây chuyền sản xuất này và họ muốn mua bằng được. Vì vậy họ trả giá cao với giá 900 000 USD và đồng ý đặt trước 10%, trong khi công ty Mỹ chỉ trả giá 700 000 USD. Chính vì vậy, Công ty máy phát điện quyết định từ chối giá của công ty Mỹ và đồng ý bán cho công ty Nga. Hợp đồng mua bán đã soạn thảo xong, chỉ chờ ngày ký kết.

    Tuy nhiên sau ba ngày, bên Nga cử đại diện xin hoãn, yêu cầu Mỹ bổ sung những yếu tố kỹ thuật trong hợp đồng. Động thái này của họ nhằm kéo dài thời gian để cho các khách hàng khác từ bỏ hẳn vụ mua bán này. Một tháng sau, công ty Nga đưa ra lời từ chối hợp đồng mua bán đó với lý do sau khi nghiên cứu thị trường họ thấy rằng giá của thiết bị này chỉ khoảng 500 000 USD. Sau một hồi tranh cãi, hai bên buộc phải đàm phán lại. Cuối cùng công ty sản xuất máy phát điện đành phải đồng ý bán với giá 600 000 USD.

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Bột ngọt hay mì chính

    Đơn giản mì chính bắt nguồn từ tiếng Hoa 味精 nhưng người Nam kêu theo tiếng riêng của mình nên kêu bột ngọt (một...

    7 Điều phải học trong đời

    Thứ nhất - “học nhận lỗi”Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người...

    Nofollow, sponsored, ugc link là gì & tại sao cần dùng?

    Link là một phần quan trọng của SEO. Không có link, Google (hoặc các công cụ tìm kiếm khác) có thể sẽ không khám...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục