More

    Đức Phật dạy về bản ngã

    |

    views

    and

    comments

    Bản Ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương. Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương? Bởi trọng lượng nó nhẹ !Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị vỡ, bị hư hại? Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.

    Cũng vậy, người sống biết xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thương sẽ rất nhỏ thậm chí không có.Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô, là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất. Trước sóng gió cuộc đời kì thực bạn rất mong manh! Trong kinh Đức Phật dạy thế này:

    • Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.
    • Gió thì không thể bám vào tấm lưới.
    • Và giọt nước thì không thể đứng vững được trên lá sen.

    Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thuơng và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh. Xin nhớ, trân trọng bản thân và quan trọng bản thân là 2 điều hoàn toàn khác biệt.

    Nguồn: Đạo Phật Trong Trái Tim Tôi

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Tại sao chữ I (tôi) trong tiếng Anh viết hoa?

    Vì chữ viết thời trung cổ. Vào thời đó, chữ viết thường có các nét lên và xuống tương đối đậm hơn so với...

    Phân biệt “Person, Persons, People, Peoples”

    Person là danh từ số ít của người, số nhiều là People, Persons là một dạng số nhiều khác của person nhưng có nghĩa...

    Những điều bạn nên biết về những người trầm lặng

    Những người thông minh nhất là những người bạn ít cho là thông minh nhất.Chúng ta sống trong một xã hội sợ im lặng....

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here