More

    Cách xoa diệu hối tiếc | Nguyên nhân & phương pháp

    |

    views

    and

    comments

    Cuộc sống đầy những lựa chọn và có những con đường không thể nào thực hiện. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mọi người đôi khi cảm thấy hối tiếc về những quyết định mà họ đã đưa ra và cả những quyết định mà họ đã không thực hiện.

    Hối tiếc có thể là một cảm xúc vô cùng đau đớn. Mặc dù cảm giác này bắt nguồn từ cảm giác ăn năn, thất vọng, tội lỗi hoặc hối hận về những điều đã xảy ra trong quá khứ; nhưng những cảm xúc như vậy vẫn có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của bạn ngay hôm nay. Vấn để ở đây là khi bạn hối tiếc về những lựa chọn hoặc những sai lầm trong quá khứ, đôi khi bạn lại bỏ lỡ những niềm vui ở thời điểm hiện tại.

    Vì vậy, hãy củng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra sự hối tiếc và các phương cách đối phó.

    Hối tiếc là gì?

    Đừng để cảm giác hối tiếc giày vò bạn
    Đừng để cảm giác hối tiếc giày vò bạn

    Hối tiếc được định nghĩa là một cảm xúc khó chịu tập trung vào niềm tin rằng có một số sự kiện từ quá khứ có thể đã được thay đổi để tạo ra một kết quả như mong muốn hơn. Đây là một loại suy nghĩ phản tác dụng, tạo ra những tưởng tượng về cách mà cuộc sống có thể đã đi theo một hướng khác. 

    Lý do tại sao hối tiếc là một cảm giác khủng khiếp như vậy? là vì theo bản chất của nó, ngụ ý rằng có điều gì đó bạn có thể đã làm hay lựa chọn mà đưa đến một kết quả tốt hơn hoặc tránh được một việc gì đó tồi tệ xảy ra. Hối tiếc là một cảm giác nên rất khó cảm nhận, nhưng một số chuyên gia cho rằng việc hối tiếc cũng có một phần tác động tích cực, giúp bạn đưa ra những lựa chọn tương tự tốt hơn trong tương lai.

    “Không hối tiếc” đã trở thành một câu thần chú phổ biến đối với nhiều người, biểu thị ý tưởng rằng hối tiếc là một sự lãng phí về thời gian và năng lượng. Đó là một thế giới quan được lặp đi lặp lại trong nền văn hóa đại chúng và được tất cả mọi người từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đến những người nổi tiếng rao giảng. Và, theo nhà tâm lý học Daniel Pink, tác giả cuốn sách “Sức mạnh của sự hối tiếc” cho rằng điều đó là sai lầm hoàn toàn. Ở chiều đánh giá của ông, hối tiếc thậm chí còn tốt cho sức khỏe. Theo quan điểm của Pink, sự hối tiếc đóng vai trò như một nguồn năng lượng có giá trị và khi được sử dụng đúng, nó sẽ tạo ra động lực, dẫn dắt và khơi nguồn cảm hứng để bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong thời gian tới.

    Mặc dù bạn không thể tránh hoàn toàn cảm giác hối tiếc nhưng có một số mẹo để làm giảm thiểu cảm xúc này. Hoặc ít ra có thể tách rời sự tiêu cực trong suy nghĩ và biến sự hối tiếc của bạn thành cơ hội để bản thân có thể thay đổi và phát triển hơn. Chúng ta thường cho rằng hối tiếc là một cảm xúc tiêu cực, thật ra ở một khía cạnh khác nó đóng vai trò như một năng lượng tích cực, ví dụ như là động lực thúc đẩy. Động lực này có thể thúc đẩy bạn vượt qua những sai lầm trong quá khứ, từ đó có những hành động để sửa chữa hoặc làm tốt hơn những vấn đề tương tự trong tương lai.

    Luyện tập cách tự chấp nhận

    Thừa nhận và chấp nhận những gì bạn cảm thấy là điều cần thiết. Khi bạn chấp nhận bản thân và những gì bạn đang cảm thấy, bạn mới có thể nhận ra rằng giá trị của bản thân không được xác định bởi những sai lầm và thất bại đó. Việc chấp nhận cảm xúc này không có nghĩa là bạn không muốn thay đổi mọi thứ hoặc làm tốt hơn, mà có nghĩa là bạn nhận ra rằng bản thân mình phải luôn học hỏi, thay đổi và phát triển.

    Vì vậy:

    Luôn nhắc nhở bản thân rằng các sự kiện trong quá khứ không quyết định tương lai của bạn và bạn có khả năng đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong tương lai.

    Tha thứ cho chính mình

    tha thứ cho chính mình

    Hối tiếc có liên quan đến một thành phần của cảm giác tội lỗi và tự buộc tội. Việc tìm cách tha thứ cho bản thân có thể giúp giảm bớt một số cảm xúc tiêu cực liên quan đến hối tiếc. Tha thứ cho bản thân là việc đưa ra một lựa chọn có chủ ý để buông bỏ sự tức giận, oán trách hoặc thất vọng mà bản thân đang chịu đựng.

    Chấp nhận sai lầm và tha thứ cho chính bản thân mình. Thay vì trừng phạt bản thân vì những điều bạn hối tiếc trong quá khứ, hãy đối xử khoan dung hơn với chính mình như bạn đã từng làm đối với một người thân yêu.

    Một số cách bạn có thể áp dụng là chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra, bày tỏ sự hối hận về những sai lầm của mình và lên kế hoạch hành động để sửa chữa. Bạn có thể không thay đổi được quá khứ nhưng từng bước bạn có thể làm tốt hơn trong tương lai, việc này giúp tha thứ cho chính mình và luôn tiến về phía trước thay vì quay đầu nhìn lại quá khứ.

    Xin lỗi những người có liên quan

    Ngoài việc tha thứ cho bản thân, bạn có thể cảm thấy tốt hơn khi xin lỗi nhưng người có liên quan hoặc bị ảnh hưởng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu việc làm của bạn gây nên sự xung đột trong các mối quan hệ và gây ra đau khổ cho cảm xúc của người khác.

    Một lời xin lỗi chân thành có thể cho người khác biết rằng bạn cảm thấy hối hận về những gì đã xảy ra và bạn đồng cảm với cảm xúc của họ.

    Hãy hành động

    Một cách để đối phó với cảm giác hối tiếc là sử dụng những trải nghiệm đó để thúc đẩy hành động trong tương lai. Hãy suy nghĩ về những gì bạn có thể đã thay đổi và làm khác đi thay vì cứ mãi suy ngẫm về những gì không thể thay đổi. Hãy điều chỉnh lại nó như một cơ hội học tập của chính bạn.

    Trên thực tế, bạn có thể không có khả năng đưa ra lựa chọn “tốt hơn” trong quá khứ; đơn giản bởi vì bạn không đủ kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn để tự đoán trước được hậu quả. Bạn đưa ra sự lựa chọn dựa trên những kinh nghiệm cũng như những công cụ, thông tin mà bạn mặc định sẵn trong đầu.

    Hãy nhắc bản thân rằng nhờ những điều bạn học được trong quá khứ mà bạn của hiện tại mới đủ những kiến thức cần thiết để đưa ra những lựa chọn tốt hơn nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự.

    Tái cấu trúc

    Tái cấu trúc nhận thức là một chiến lược có thể giúp thay đổi suy nghĩ về một tình huống. Cách tiếp cận này giúp bạn thay đổi quan điểm, thể hiện lòng trắc ẩn đối với bản thân và xác thực những cảm xúc mà bạn đang cảm nhận. Nó cũng có thể giúp nhìn nhận các tình huống theo cách tích cực hơn và khắc phục một số sai lệch trong nhận thức – điều đóng vai trò quan trọng trong suy nghĩ tiêu cực.

    Như Pink đã đề cập trong cuốn sách của ông ấy, tâm lý “không hối tiếc” không đề cập quá nhiều đến việc phủ nhận sự hối tiếc mà là về việc điều chỉnh nó, hay như cách ông nói là cần phải tối ưu hóa. Đó là một sự thừa nhận rằng lỗi lầm trong quá khứ có thể góp phần định hình con người trong hôm nay.

    Tái cấu trúc sự hối tiếc và coi đó là một cơ hội học tập giúp xây dựng nghị lực và trí tuệ. Không phải bạn sẽ không thay đổi các quyết định trong quá khứ nếu bạn có thể, mà là việc nhận ra rằng những lựa chọn đó giúp bạn có cơ hội học hỏi và giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai.

    Vì vậy:

    Thay đổi cách bạn nghĩ về những điều đã xảy ra trong quá khứ cũng có thể giúp bạn nhìn sự hối tiếc theo một góc độ khác. Thay vì chú ý đến những cảm xúc tiêu cực, bạn hãy biến nó thành một thông tin chỉ dẫn hữu ích cho bạn để tiến về phia trước.

    Điều gì gây ra sự hối tiếc?

    Bất cứ khi nào bạn được yêu cầu đưa ra lựa chọn, bạn đều có thể cảm thấy hối tiếc. Vậy bạn đã đưa ra quyết định đúng đắn chưa? Mọi thứ có trở nên tốt hơn không? Bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn chọn khác đi?

    Những hối tiếc như vậy đôi khi đơn giản chỉ là những điều nhỏ nhặt (như việc bạn phân vân giữa việc ăn súp hay sandwich cho bữa trưa) đến những thứ thay đổi trong cuộc sống (liệu bạn nên chọn nghề nghiệp khác hay kết hôn với một người khác).

    Nhưng chính xác thì điều gì làm cho con người hối tiếc về một số quyết định này chứ không phải là những quyết định khác? Theo nhiều nhà nghiên cứu, bản thân cơ hội đóng một vai trò quan trọng.

    Nếu quyết định nằm ngoài tầm tay của bạn hoặc phần lớn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài, bạn sẽ cảm thấy ít tiếc nuối về những điều đã xảy ra. Lý giải cho điều này là quá trình như sự bất hòa về nhận thức và sự hợp lý hóa tác động đến việc giảm thiểu trách nhiệm cá nhân của bạn đối với kết quả một cách vô thức. 

    Chẳng hạn như bạn mua một món hàng mà bạn biết rằng không thể hoàn trả, bạn sẽ ít hối tiếc khi quyết định mua hơn. Mọi người thường vô thức kiềm chế hoặc bóp méo nhiều điều hối tiếc trong cuộc sống hằng ngày mà không nhận ra rằng điều đó vẫn đang xảy ra.

    Đó là khi bạn có nhiều cơ hội hơn để thay đổi suy nghĩ của bản thân, chẳng hạn như khi bạn biết bạn có thể trả lại kiện hàng và đổi một kiện hàng khác, có thể bạn sẽ ước được chọn khác đi. Những nhà nghiên cứu gọi đây là nguyên tắc cơ hội, điều này cho thấy là nhiều cơ hội hơn dẫn đến nhiều hối tiếc hơn.

    Vì vậy:

    Kiểm soát và cơ hội có thể đóng vai trò trong việc bạn có cảm thấy hối tiếc hay không. Khi khả năng kiểm soát hậu quả nằm ngoài tầm với của bạn, bạn cảm thấy ít cảm giác hối tiếc hơn vì sự lựa chọn của mình. Nhưng nếu có nhiều sự lựa chọn, khả năng bạn sẽ hối hận về lựa chọn trước đó của mình cũng đồng nghĩa cao hơn.

    Mọi người hối tiếc điều gì nhất?

    Cách xoa diệu hối tiếc

    Một nghiên cứu vào năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu lưu trữ để tìm hiểu thêm về những lĩnh vực mà chứng ta thường cảm thấy hối tiếc nhất. Các kết quả chỉ ra rằng 6 điều hối tiếc phổ biến nhất tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp, tình yêu, nuôi dạy con cái, chính bản thân và giải trí. Ngoài 6 điều vừa đề cập, sự hối tiếc còn tập trung vào các chủ đề liên quan đến tài chính, gia đình, sức khỏe, bạn bè, tâm linh và cộng đồng.

    Điều thú vị là chúng ta thường có xu hướng hối hận vì đã không hành động nhiều hơn khả năng. Ví dụ như bạn cảm thấy hối tiếc vì đã không chọn một nghề nghiệp nào đó hoặc không bày tỏ với người mà bạn quan tâm so với việc cảm thấy hối tiếc về công việc và người bạn đời mà bạn đã chọn. Điều này là bởi vì hành động không được thực hiện sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào kết quả tưởng tượng.

    Hậu quả của những hành động mà bạn thực hiện được định sẵn và dễ dàng nhận thấy, nhưng những hành động mà bạn không thực hiện được dường như là đã lãng phí rất nhiều cơ hội. Nói cách khác, lợi ích nhận thức được từ những lựa chọn bạn không thực hiện được dường như  lớn hơn những hậu quả thực tế của hành động mà bạn đã thực hiện, do đó, việc hối tiếc vì những cơ hội bị bỏ lỡ sẽ hiện lên trong tâm trí bạn nhiều hơn.

    Vì vậy:

    Những hối tiếc thường tập trung vào các lĩnh vực trong cuộc sống bao gồm: giáo dục, nghề nghiệp và chuyện tình cảm. Ngoài việc hối tiếc về những lựa chọn, chúng ta cũng thường hối tiếc vì những hành động đã không được thực hiện trong quá khứ.

    Tác động của sự hối tiếc

    Hối tiếc có thể gây tổn hại cả về thể chất và tinh thần cho cơ thể và tâm trí. Cảm giác hối tiếc thường có thể dẫn đến các triệu chứng thể chất như căng cơ, rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, đau đầu, đau cơ, đau khớp và căng thẳng mãn tính.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hối tiếc dai dẳng có thể làm tăng các nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, đau ngực, đau khớp và làm sức khỏe tổng thể kém hơn.

    Liên tục suy ngẫm về sự hối tiếc trong quá khứ có thể dẫn đến các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm, mất tự tin, bất lực và tuyệt vọng.

    Nỗi lo sợ về việc hối tiếc trong tương lai cũng có thể gây ảnh hưởng đến các hành vi của bạn. Sự hối tiếc được dự đoán trước hoặc tin về môt điều gì đó trong tương lai cũng có thể đóng vai trò trong việc chấp nhận rủi ro và các hành vi liên quan đến sức khỏe mà bạn thực hiện hôm nay.

    Và khi chúng ra nghĩ rằng không hành động sẽ mang lại cảm giác hối tiếc (ví dụ như việc không quan tâm đến sức khỏe hoặc không sắp xếp để tập thể dục đều đặn), nhiều khả năng họ sẽ thực hiện các bước để tránh những hối tiếc đã lường trước.

    Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quan tâm đến những hối tiếc đã lường trước có thể ảnh hưởng đến quyết định mà chúng ta đưa ra trong cách cư xử với người khác. Khi chúng ta lo lắng rằng mọi người sẽ thất vọng hoặc tiếc nuối, khả năng cao là bạn sẽ đưa ra các lựa chọn cẩn thận hơn.

    Vì vậy:

    Đối phó kém với sự hối tiếc có thể dẫn đến căng thẳng và nỗi đau tinh thần. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi trong tương lai của bạn. Hối tiếc được dự liệu trước thường khiến con người tránh những hành vi nguy hiểm hoặc thực hiện một số hành động để tránh những hậu quả có thể khiến họ tiếc nuối.

    Kết luận

    Sự hối tiếc là một cảm xúc khá khó chịu, một điều gì đó mơ hồ khó có thể vượt qua. Nhà tâm lý học Henri-Frédéric Amiel nói: “Chấp nhận cuộc sống, vậy hãy chấp nhận sự hối tiếc”. Khi sự hối tiếc là một hệ quả không thể tránh được, bạn có thể tìm cách đối mặt với những cảm giác này, thậm chí biến chúng trở thành cơ hội để trưởng thành.

    Học cách chấp nhận cảm giác của bạn, tha thứ cho những lỗi lầm của chính mình và thực hiện các bước để rút kinh nghiệm có thể làm giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực liên quan đến sự hối tiếc. Mặc dù có thể không thực sự sống một cuộc sống “Không hối tiếc” nhưng có thể thay đổi cách bản thân suy nghĩ về những điều bạn có thể thay đổi và học cách tập trung vào những khoảnh khắc hiện tại thay vì suy ngẫm mãi về quá khứ.

    Nguồn: Verywellmind.com

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Cách hết lười biếng

    Học cách chấp nhận sự lười biếng của chính bạnHọc cách chấp nhận sự lười biếng của bản thân. Cảm thấy lười biếng cũng...

    3 nhóm người cần quan tâm, còn lại tất cả những thứ khác không quan trọng

    Số 1 phải là gia đình bạn và ân nhân của bạn.Số 2 là nhóm những người người tích cực, họ ủng hộ, yêu...

    Kế 4: Minh Tri Cố Muội | Kế Giả Ngu | Binh Pháp Tôn Tử

    {Kế 4} Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết)Kế "Minh tri cố muội" là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục