More

    Taxonomy là gì? (a.k.a URL Taxonomy)

    |

    views

    and

    comments

    Taxonomy hay URL Taxonomy có thể hiểu là cách phân cách URL của web và là yếu tố chính trong kiến trúc trang web (site structure).

    Taxonomy đề cập đến cách các trang được sắp xếp theo cấu trúc silo, một tên gọi khác là cấu trúc kim tự tháp.

    Taxonomy theo Cấu trúc kim tự tháp hay cấu trúc silo
    Cấu trúc kim tự tháp hay cấu trúc silo

    Điều này được quyết định bởi cách bạn thiết lập các thư mục con trong URL của mình.

    Cấu tạo điển hình của 1 URL với Taxonomy
    Cấu tạo điển hình của 1 URL với Taxonomy
    • Protocol: giao thức.
    • www (có hoặc không đều được tuỳ phiên bản bạn cấu hình).
    • Domain: tên miền của website.
    • Subfolder: là category (chuyên mục) hoặc topic của website.
    • Slug: URL của bài viết/nội dung/trang web.

    Cách quy hoạch & tạo Taxonomy

    Quy hoạch Taxonomy

    Hãy tự hỏi 3 câu hỏi sau:

    1. Taxonomy có khả năng mở rộng không?
    2. Taxonomy có dễ dàng cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm theo dõi không?
    3. Taxonomy có theo marketing funnel không?

    Câu hỏi (1): đừng chia 1 chuyên mục (category) riêng nếu chuyên mục đó có quá ít chủ đề, hoặc 1 chuyên mục quá tiểu tiết.

    quy hoạch taxonomy

    Xét ví dụ trên, Kiến thức cơ bản & Kiến thức nâng cao có thể nhóm lại thành Kiến thức SEO nếu số lượng bài của 2 chuyên mục đó không đủ nhiều.

    Câu hỏi (2): hãy hình dung bạn là người truy cập website, hãy phân loại & sắp xếp các chuyên mục & bài viết sao cho người dùng có thể dễ dàng điều hướng cũng như nhận biết được một cách dễ dàng nhất tổng thể của chủ đề/chuyên mục đó. Đối với công cụ tìm kiếm, hãy lưu ý URL cần rõ ràng & đơn giản, các internal link trong bài phải có liên quan đến nội dung bài viết.

    Câu hỏi (3): có thể quy hoạch taxonomy theo phễu marketing:

    • Top Funnel: Awareness
    • Mid Funnel: Consideration
    • Bottom Funnel: Taking Action

    Ví dụ, website có các chuyên mục về kiến thức, mẹo vặt sẽ được internal link đến các chuyên mục có các bài viết chốt deal (sale page):

    quy hoạch taxonomy

    Tạo Taxonomy

    Để dễ hình dung, hãy lấy ví dụ trong WordPress:

    Đối với tạo trang (Page) thì việc chỉ định trang Parent chính là tạo Taxonomy.

    Chỉ định trang parent (trang mẹ) trong wordpress
    Chỉ định trang parent (trang mẹ) trong wordpress

    Đối với bài viết (post) đó là chọn thư mục & thư mục con cho bài viết đó:

    Tạo Taxonomy bằng cách tạo thư mục & thu mục con
    Tạo Taxonomy bằng cách tạo thư mục & thu mục con

    Qua 2 ví dụ trên, dễ dàng hiểu Taxonomy đơn giản là cách phân cấp URL cho Page & Post.

    Ảnh hưởng của Taxonomy đến cấu trúc trang

    Taxonomy đóng một vai trò quan trọng trong SEO thông qua cách mà nó ảnh hưởng đến cấu trúc trang (site structure).

    Phân cấp URL rõ ràng, có thể mở rộng cho phép Google dễ dàng hiểu & thu thập (crawling) website dễ dàng hơn.

    Xem ví dụ dưới đây qua phân tích của công cụ Screaming Frog.

    taxonomy là gì
    Hình trên có câu trúc xấu, hình dưới có cấu trúc web được tối ưu.

    Thế nào là một Taxonomy xấu?

    Taxonomy xấu hay cấu trúc xấu có thuật ngữ tiếng anh là “Hot garbage”, dưới đây là các kiểu taxonomy xấu bạn cần tránh:

    1. https://www.examplehealthsite.com/2020/04/03/blog-about-stuff
    2. https://www.examplehealthsite.com/blog-about-things
    3. https://www.examplehealthsite.com/e2-3234sdah

    Cấu trúc Taxonomy URL (1) xấu vì phân cấp này không nhóm được các nội dung có cùng một chủ đề, hãy hình dung bạn là Google, làm sao để đánh giá tổng thể một chủ đề nào đó tốt hay xấu khi các bài viết được phân loại theo năm/tháng/ngày?!

    Cấu trúc Taxonomy URL (2) tương đối ổn, chỉ hiệu quả khi website chỉ có 1 chủ đề duy nhất.

    Cấu trúc Taxonomy URL (3) là tệ nhất vì không nhóm vào bất kì chuyên mục nào cũng như URL không mô tả được nội dung của bài viết.

    Thế nào là một Taxonomy tốt?

    Để có một Taxonomy tốt, hãy phân cấp theo cấu trúc kim tự tháp, dưới đây là một số ví dụ:

    1. https://www.examplehealthsite.com/dich-vu/tri-lieu-ca-nhan
    2. https://www.examplehealthsite.com/dich-vu/tri-lieu-theo-nhom
    3. https://www.examplehealthsite.com/trieu-chung/tram-cam
    4. https://www.examplehealthsite.com/trieu-chung/lo-lang

    Cấu trúc Taxonomy URL (1), (2) được phân cấp dựa theo dịch vụ mà website đang cung cấp.

    Cấu trúc Taxonomy URL (3), (4) được phân cấp dựa theo triệu chứng bệnh.

    Như vậy, để quy hoạch Taxonomy tốt bạn chỉ cần xác định các nhóm chủ đề có thể có nhiều bài viết nhất sẽ là nhóm chủ đề chính, sau đó, mở rộng thêm chủ đề liên quan đến chủ đề chính.

    Ví dụ về quy hoạch taxonomy với chuyên mục SEO
    Ví dụ về quy hoạch taxonomy với chuyên mục SEO
    Ví dụ về quy hoạch taxonomy với chuyên mục WordPress
    Ví dụ về quy hoạch taxonomy với chuyên mục WordPress
    ví dụ quy hoạch taxonomy theo cấu trúc kim tự tháp
    ví dụ quy hoạch taxonomy theo cấu trúc kim tự tháp (silo)

    Google sử dụng Taxonomy như thế nào?

    Phân cấp URL tốt không chỉ giúp site trông gọn gàng hơn mà còn ảnh hưởng các khía cạnh sau:

    Mối quan hệ của nội dung trong một kim tự tháp

    Nhóm tất cả các trang có liên quan thành khối kim tự tháp có tổ chức sẽ xây dựng một nền tảng tốt hơn.

    Google có thể hiểu rằng nếu tất cả các trang được nhóm lại với nhau, chúng phải có liên quan theo một cách nào đó.

    Việc phân cấp taxonomy có cấu trúc tốt sẽ giúp gửi các tín hiệu chính xác hơn đến Google để họ hiểu mối quan hệ này.

    Internal link xuyên suốt cấu trúc kim tự tháp

    Hãy quên PageRank trong một phút và chỉ nói về mức độ liên quan của chủ đề.

    Xây dựng internal link tốt có thể giúp cả người dùng và công cụ tìm kiếm phát hiện ra mối quan hệ giữa các chủ đề.

    Điều quan trọng là sử dụng internal link phù hợp với nội dung của bài viết & chủ đề, tránh spam internal link vô tội vạ giữa các chủ đề không liên quan nhau.

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Phân biệt Near vs Close

    Nghĩa đen: Near cùng nghĩa với close nói khi nói về khoảng cách vật lý.Nghĩa bóng: dùng close cho mức độ thân thiết trong...

    Bạn thân mến, Khi cuộc sống trở nên vô nghĩa

    Nếu bạn tìm thấy bài viết này, có lẽ bạn đang cảm thấy cuộc đời thật trống rỗng, cảm giác mệt mỏi, mỗi ngày...

    MacBook sạc không vô – Nguyên nhân & cách khắc phục

    Macbook cắm sạc nhưng vẫn không vô điện có thể bao gồm một số lý do bao gồm bộ sạc bị hỏng, phần mềm...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục