More

    Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống

    |

    views

    and

    comments

    Ly nước của bạn đang cạn một nửa hay đầy một nửa? Cách bạn trả lời câu hỏi lâu đời này phản ánh cách nhìn của bạn về cuộc sống, thái độ của bạn đối với bản thân và liệu bạn lạc quan hay bi quan và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

    Thật vậy, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những đặc điểm tính cách như lạc quan và bi quan có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc và cuộc sống của bạn. Suy nghĩ tích cực thường đi kèm với sự lạc quan là một phần quan trọng trong việc quản lý căng thẳng hiệu quả. Nếu bạn đang bi quan, đừng tuyệt vọng – bạn có thể học các kỹ năng suy nghĩ tích cực.

    Suy nghĩ tích cực là gì?

    Suy nghĩ tích cực không có nghĩa là bạn cứ cắm đầu vào cát và phớt lờ những tình huống không mấy dễ chịu trong cuộc sống. Suy nghĩ tích cực chỉ có nghĩa là bạn tiếp cận khó khăn theo cách tích cực và hiệu quả hơn. Bạn nghĩ rằng điều tốt nhất sẽ xảy ra chứ không phải điều tồi tệ nhất.

    Suy nghĩ tích cực thường bắt đầu bằng việc tự nói chuyện với bản thân, lời tự sự là những dòng suy nghĩ không thành lời bất tận chạy qua đầu bạn. Những suy nghĩ tự động này có thể tích cực hoặc tiêu cực. Một số lời tự sự của bạn xuất phát từ logic và lý trí hoặc từ những quan niệm sai lầm mà bạn tự tạo ra vì thiếu thông tin.

    Nếu những suy nghĩ lướt qua đầu bạn hầu hết là tiêu cực, thì cái nhìn của bạn về cuộc sống có nhiều khả năng là bi quan (tiêu cực). Nếu suy nghĩ của bạn chủ yếu là tích cực, bạn có thể là một người lạc quan (tích cực).

    Lợi ích sức khỏe của suy nghĩ tích cực

    Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những tác động của suy nghĩ tích cực và lạc quan đối với sức khỏe. Những lợi ích sức khỏe mà suy nghĩ tích cực có thể mang lại bao gồm:

    • Tăng tuổi thọ.
    • Giảm tỷ lệ trầm cảm.
    • Mức độ đau khổ thấp hơn.
    • Khả năng chống lại cảm lạnh thông thường tốt hơn.
    • Sức khỏe tâm lý và thể chất tốt hơn.
    • Sức khỏe tim mạch tốt hơn và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
    • Kỹ năng đối phó tốt hơn trong thời gian khó khăn và căng thẳng.

    Không rõ tại sao những người tham gia cuộc nghiên cứu có suy nghĩ tích cực lại có được những lợi ích sức khỏe này. Một giả thuyết cho rằng có một cái nhìn tích cực giúp bạn đối phó tốt hơn với các tình huống căng thẳng, điều này làm giảm tác hại của căng thẳng lên cơ thể bạn.

    Người ta cũng cho rằng những người tích cực và lạc quan có xu hướng sống lành mạnh hơn – họ hoạt động thể chất nhiều hơn, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh hơn và không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.

    Nhận diện suy nghĩ tiêu cực

    Bạn không chắc liệu những lời tự nói với bản thân là tích cực hay tiêu cực? Dưới đây là một số hình thức tự nói chuyện tiêu cực phổ biến bao gồm:

    Phớt lờ những điều tích cực: chúng ta thường phóng đại những khía cạnh tiêu cực của một tình huống và phớt lờ tất cả những khía cạnh tích cực. Ví dụ, bạn đã có một ngày làm việc tuyệt vời. Bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trước thời hạn và được khen ngợi vì đã hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và kỹ lưỡng. Vào buổi tối hôm đó, bạn chỉ tập trung vào kế hoạch của mình để thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn nữa mà quên mất những lời khen ngợi bạn đã nhận được.

    Tự đỗ lỗi: Khi một điều gì đó tồi tệ xảy ra, bạn sẽ tự động đổ lỗi cho chính mình. Ví dụ, bạn nghe nói rằng một buổi tối đi chơi với bạn bè bị hủy bỏ và bạn cho rằng việc thay đổi kế hoạch là vì không ai muốn ở bên bạn.

    Tự đặt bi kịch: Bạn tự động cho rằng điều tồi tệ nhất sẽ diễn ra. Bạn gặp chuyện gì đó không may & nghĩ rằng cả cuộc đời mình là xui xẻo.

    Chỉ có 1 kết quả: Bạn chỉ thấy mọi thứ là tốt hoặc xấu. Bạn cảm thấy rằng bạn phải trở nên hoàn hảo hoặc bạn là một kẻ thất bại hoàn toàn.

    Tập trung vào suy nghĩ tích cực

    Bạn có thể học cách chuyển suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực. Quá trình này rất đơn giản, nhưng cần có thời gian và thực hành, sau cùng bạn sẽ tạo ra một thói quen mới. Dưới đây là một số cách để suy nghĩ và hành xử theo hướng tích cực và lạc quan hơn:

    Xác định các lĩnh vực cần thay đổi: Nếu bạn muốn trở nên lạc quan hơn và suy nghĩ tích cực hơn, trước tiên hãy xác định các lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn thường nghĩ tiêu cực, cho dù đó là công việc, đường đi làm hàng ngày hay một mối quan hệ. Bạn có thể bắt đầu từ việc nhỏ bằng cách tập trung vào một lĩnh vực để tiếp cận theo hướng tích cực hơn.

    Kiểm tra bản thân: Định kỳ trong ngày, hãy dừng lại và đánh giá những gì bạn đang nghĩ. Nếu bạn nhận thấy rằng suy nghĩ của mình chủ yếu là tiêu cực, hãy cố gắng tìm cách tạo ra & chuyển đổi suy nghĩ thành tích cực.

    Hài hước & hóm hỉnh: Tìm kiếm sự hài hước trong các diễn biến hàng ngày. đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn. Khi bạn có thể “cười” với cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn.

    Tuân theo một lối sống lành mạnh: Cố gắng tập thể dục khoảng 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. Bạn cũng có thể chia nhỏ thời gian thành 10 phút trong ngày. Tập thể dục có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng và giảm căng thẳng. Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp năng lượng cho tâm trí và cơ thể của bạn. Và học các kỹ thuật để quản lý căng thẳng.

    Hòa mình vào những người tích cực: Đảm bảo rằng những người trong cuộc sống của bạn là những người tích cực, luôn ủng hộ bạn và có thể dựa vào để đưa ra những lời khuyên và phản hồi hữu ích. Những người tiêu cực có thể làm tăng mức độ căng thẳng của bạn và khiến bạn nghi ngờ bản thân nhiều hơn.

    Thực hành tự nói với bản thân những điều tích cực: Bắt đầu bằng cách làm theo một quy tắc đơn giản: Đừng nói bất cứ điều gì với bản thân mà bạn sẽ không nói với bất kỳ ai khác. Hãy nhẹ nhàng và khuyến khích bản thân. Nếu một suy nghĩ tiêu cực xâm nhập vào tâm trí bạn, hãy đánh giá nó một cách hợp lý và đáp lại bằng những lời khẳng định về những gì tốt đẹp ở bạn. Hãy nghĩ về những điều bạn biết ơn trong cuộc sống của mình.

    Dưới đây là một số chuyển đổi từ lời nói tiêu cực sang tích cực với bản thân:

    Lời nói tiêu cực với bản thân Lời nói tích cực với bản thân
    Mình chưa bao giờ làm việc này bao giờ Đây là cơ hội để học những điều mới
    Quá phức tạp Mình sẽ giải quyết nó từ một góc độ khác
    Không có gì trong tay Nếu thật sự muốn thì sẽ luôn có cách
    Quá lười nhát để làm Thay đổi thứ tự ưu tiên để làm ở dịp khác
    Không có cách nào đâu Mình thế nào cũng tìm ra cách
    Lại thất bại nữa rồi Hãy thử thêm 1 lần nữa

    Thực hành suy nghĩ tích cực mỗi ngày

    Nếu bạn có cái nhìn tiêu cực, trở thành người lạc quan không thể trong một sớm một chiều. Nhưng với sự luyện tập, cuối cùng những lời bạn tự nhủ với bản thân sẽ ít phê bình và chấp nhận bản thân hơn. Bạn cũng có thể trở nên ít phê phán thế giới xung quanh hơn.

    Khi trạng thái tâm trí của bạn tích cực, bạn có thể giải quyết căng thẳng hàng ngày theo cách tốt hơn từ đó thay đổi cuộc sống bạn tốt hơn. Chúc bạn thành công!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Stress (căng thẳng) & Ung thư | những điều bạn cần biết

    Trong thời gian gần đây, đã có một sự thay đổi đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe theo hướng công nhận sự...

    Mọi người biết tên bạn, nhưng không hề biết câu chuyện của bạn

    "Mọi người biết tên bạn, nhưng không hề biết câu chuyện của bạn. Họ nghe được những điều bạn làm, nhưng không hề nghe...

    Phân biệt option & choice

    Option là tuỳ chọn, choice là lựa chọn. Xét ví dụ sau:Tối nay bạn được mời đi ăn, có 3 tuỳ chọn (option) đó...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here