More

    Cách tạo ra tư duy & thái độ tích cực trong cuộc sống

    |

    views

    and

    comments

    Bạn là người lạc quan hay bi quan? Nếu bạn không chắc chắn, có lẽ câu hỏi nên cụ thể hơn: Bạn nghĩ gì về cuộc sống của mình? Bạn nghĩ sao về tương lai?

    Thế giới hiện đại làm cho chúng ta cảm thấy thật khó để trở nên tích cực. Từ cuộc sống bận rộn, hối hả đến những vấn đề khó khăn hằng ngày. Đại dịch COVID-19 đã mang lại nhiều khó khăn hơn nữa, mang theo nhiều điều không chắc chắn về tương lai & thử thách mà chúng ta phải đối mặt.

    Trong những trường hợp như vậy, trượt vào trạng thái tâm trí tiêu cực có thể xảy ra mà bạn không nhận thấy. Bạn chỉ thức dậy một ngày suy nghĩ: Khi nào thì mọi chuyện kết thúc?

    Một thái độ tiêu cực sẽ khiến cuộc sống trở nên tồi tệ hơn & làm bạn đánh mất chính mình. Nếu bạn đã từng cố gắng để trở nên tích cực và đã thất bại, đừng bỏ cuộc, cho dù là cố gắng của bạn có nhỏ đến đâu thì đều có giá trị, hãy nhớ, chặn đường xa vạn dặm bắt đầu bởi những bước đi đầu tiên.

    Hãy tiếp tục xây dựng tư duy & thái độ tích cực ngay hôm nay vì:

    Giữ suy nghĩ của bạn tích cực vì suy nghĩ trở thành lời nói. Giữ lời nói của bạn tích cực vì lời nói trở thành hành động. Giữ hành động tích cực vì hành động trở thành thói quen. Giữ thói quen tích cực vì thói quen sẽ tạo ra các giá trị của bạn. Giữ giá trị của bạn tích cực vì giá trị sẽ tạo nên định mệnh cuộc đời.

    Mahatma Gandhi

    Tư duy & thái độ tích cực là gì?

    Những lời khôn ngoan của Gandhi từ trích dẫn trên mô tả tốt nhất chuỗi nguyên nhân – kết quả giữa suy nghĩ, cuộc sống và định mệnh. Nếu bạn duy nghĩ tích cực, lời nói và hành vi của bạn trở nên lạc quan hơn, do đó tạo ra tác động tích cực đến thói quen, giá trị và tương lai của bạn.

    Thật dễ dàng để nói với ai đó “Hãy suy nghĩ tích cực”, nhưng thực hiện như thế nào?

    Suy nghĩ tích cực không phải là làm ngơ, vờ như không có hay quay lưng với các vấn đề trong cuộc sống.

    Suy nghĩ tích cực có nghĩa là tiếp cận các tình huống khó khăn với sự tích cực, lạc quan và nỗ lực hơn. Bắt đầu xây dựng tư duy tích cực bằng việc tự nói chuyện & động viên bản thân với lối suy nghĩ:

    • Tiếp cận khó khăn, các vấn đề theo một cách nhìn khác tích cực hơn, lạc quan hơn.
    • Luôn cố gắng hết sức trong những tình huống xấu nhất.
    • Cố gắng nhìn thấy những điều tốt nhất ở người khác và trong mọi hoàn cảnh.
    • Đánh giá khả năng của bản thân một cách tích cực

    Tại sao tư duy & thái độ tích cực quan trọng?

    Cách đơn giản nhất để giải thích tầm quan trọng của một tư duy tích cực là cung cấp cho bạn bốn lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống có thể được cải thiện bởi tư duy & thái độ tích cực:

    1. Sức khoẻ thể chất;
    2. Sức khỏe tinh thần;
    3. Các mối quan hệ;
    4. Sự nghiệp.

    Ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất

    Sức khỏe thể chất của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm và điều kiện tâm lý của chúng ta.

    Khi chúng ta chịu rất nhiều căng thẳng, hoặc thường cảm thấy tức giận, hoặc lo lắng, cơ quan chịu đựng nhiều nhất là trái tim của chúng ta. Một nghiên cứu y học 2016 đã chứng minh rằng những người có một tư duy tích cực và lạc quan có nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch thấp hơn. Có hai lời giải thích cho việc này, và cả hai đều đúng:

    Những người có thái độ tích cực có những thói quen lành mạnh hơn: họ ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hiếm khi hút thuốc và uống ít rượu; Những người có thái độ tích cực ít căng thẳng hơn. Hormone liên quan đến căng thẳng và các chất dẫn truyền thần kinh là một mối đe dọa đối với các hệ thống cơ quan quan trọng của chúng ta, đặc biệt là tim mạch và hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu năm 2008 đã xác nhận rằng những người có suy nghĩ & thái độ tích cực thường có mức độ thấp hơn của hormone gây căng thẳng-adrenaline và cortisol.

    Trùng hợp với những kết quả này là những phát hiện từ Queensland, Úc. Nghiên cứu được thực hiện với những người tham gia lớn tuổi đã chứng minh rằng việc tập trung vào thông tin tích cực có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của họ.

    Những người có thái độ tích cực có tuổi thọ dài hơn, bất kể giới tính, văn hóa và thậm chí với những người có thói quen xấu như hút thuốc hoặc uống rượu.

    Một tư duy tích cực là một yếu tố bảo vệ cho sức khỏe thể chất của chúng ta. Điều này là vì tác động của sức khoẻ tinh thần tích cực.

    Ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần

    Nghiên cứu được thực hiện với những bệnh nhân bị rối loạn lo âu tổng quát tiết lộ rằng lo lắng quá mức có thể được thay thế bởi suy nghĩ tích cực. Những người tham gia đã trải qua một khóa đào tạo tích cực trong bốn tuần, kết quả là họ ít lo lắng & lo sợ hơn.

    Tương tự với trầm cảm, bạn có thể loại bỏ dần những suy nghĩ tiêu cực bằng cách tiếp xúc với những người tích cực hơn sẽ là một phương pháp hiệu quả hạ thấp các triệu chứng trầm cảm.

    Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

    Dễ nhận thấy chúng ta cảm thấy dễ chịu & thoải mái hơn khi ở bên cạnh những người tích cực . Bạn không cần khoa học để nói với bạn rằng bạn muốn dành thời gian với một người hay cười, lắng nghe bạn, một người đồng cảm và nhìn thấy điều tốt ngay cả trong những tình huống xấu nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đòi hỏi nghiên cứu khoa học, câu trả lời là những người tích cực có những vòng tròn xã hội mạnh mẽ hơn và gắn kết hơn.

    Ảnh hưởng đến sự nghiệp

    Có một khái niệm giúp giải thích điều này: Vốn tâm lý bao gồm bốn tài nguyên tâm lý cung cấp các cơ chế đương đầu tốt hơn: hy vọng, hiệu quả, khả năng phục hồilạc quan. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 đã phát hiện ra rằng những người có vốn tâm lý mạnh mẽ hơn có cam kết và hài lòng hơn với công việc của họ. Họ có xu hướng thực hiện tốt hơn trong công việc và cảm thấy ít căng thẳng hoặc lo lắng.

    khá đơn giản, là nhà tâm lý học Sonya Lyubomirsky và các đồng nghiệp của cô đã phát hiện ra, nhân viên vui vẻ, hạnh phúc sẽ có năng suất cao hơn, sáng tạo và nhận được những đánh giá tốt hơn. Kết quả là, họ cũng kiếm được nhiều tiền hơn!

    Điều này có nghĩa là cả nhân viên và tổ chức đều được hưởng lợi từ một tư duy tích cực.

    Không chỉ bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, được kết nối nhiều hơn và hài lòng hơn mà còn có thể trở nên giàu có hơn!

    Cách tạo tư duy & thái độ tích cực

    CÁCH TẠO RA TƯ DUY & THÁI ĐỘ TÍCH CỰC TRONG CUỘC SỐNG

    Người ta nhìn thấy ở thế giới những gì mình mang theo trong tim.

    W.Von Goethe

    Đây là danh sách một số gợi ý hiệu quả giúp bạn chuyển suy nghĩ của mình trở nên tích cực hơn. Bạn không cần phải thấm nhuần tất cả các gợi ý để đạt được một suy nghĩ tích cực. Chọn một vài cách mà bạn thấy phù hợp để bắt đầu, và xem hiệu quả ra sao.

    Viết mọi thứ ra giấy

    Viết mọi thứ ra giấy

    Đừng để những điều xấu làm lu mờ tất cả những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống của bạn. Hãy viết ra những điều đáng biết ơn, đáng trân trọng mỗi ngày sẽ giúp điều chỉnh thái độ & tư duy trở nên tích cực hơn, vì làm như vậy nhắc nhở bạn rằng cho dù cuộc sống có khó khăn thế nào, luôn có một chút gì đó để biết ơn, để trân trọng. Các nghiên cứu cho thấy sự trau dồi một thái độ biết ơn cải thiện sức khỏe, tâm trạng, mối quan hệ và sự nghiệp của chúng ta, lòng biết ơn mang đến một tư duy tích cực!

    Bạn cũng cần viết những khó khăn & các vấn đề của mình ra giấy, ngay lúc đó, bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ không đáng sợ như bạn nghĩ. Viết ra giấy giúp bạn đánh giá & quản lý tình hình tốt hơn bằng cách:

    • Kết quả tệ nhất cho khó khăn/vấn đề này là gì? Có đáng để lo sợ không?
    • Phương án nào có thể được thực hiện để giải quyết những khó khăn/vấn đề đã được liệt kê?
    • Các nguồn lực có thể giúp bạn vượt qua khó khăn/vấn đề là gì?
    • Vấn đề/khó khăn này cần hoàn thành trong bao lâu?

    Một mặt, viết ra những điều tích cực, những điều đáng được biết ơn & trân trọng cho bạn động lực & giúp tinh thần trở nên phấn chấn & tích cực hơn. Mặt khác, viết ra những khó khăn/vấn đề giúp bạn bình tĩnh xem xét thực trạng & có cách giải quyết tốt hơn.

    Thay đổi lời nói

    thay đổi lời nói tích cực

    Ngôn ngữ là một trong những công cụ mạnh nhất của loài người. Vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng những từ ngữ tích hơn trong giao tiếp hằng ngày với mọi người & với chính bản thân bạn. Hãy hạn chế sử dụng các từ ngữ tiêu cực, thái độ than vãn, trách móc và thay bằng những từ tích cực & thái độ lạc quan. Dưới đây là một vài ví dụ:

    “Tôi dở/tôi không giỏi/tôi không thành công” : có rất nhiều yếu tố để đánh giá năng lực của một người, ngay cả khi bạn thất bại, bạn cũng không nên cho rằng bản thân mình là kẻ bất tài. Hãy nhớ “trăm hay không bằng tay quen” , bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho việc đó? bạn thử đủ nhiều chưa? và hàng tá thứ khác nếu chúng ta đi vào phân tích thành bại của một vấn đề, do vậy, thay vì nằm than vãn sau 1 lần vấp ngã, hãy đứng lên và tiếp tục cố gắng hơn trong những lần thử tiếp theo.

    “Tôi không may mắn”: cách tốt nhất để có được may mắn chính là đừng dựa vào may mắn, nếu bạn có một cơ thể lành lặn & khoẻ mạnh, bạn đã may mắn hơn rất nhiều người, nếu chưa đủ, hãy nhìn vào người dân ở một số nước Châu Phi, bạn sẽ nhận ra điều kiện sống hiện tại của bạn còn tốt hơn họ rất nhiều. Vận may không mấy khi mỉm cười với chúng ta, khi đó, thay vì than vãn, hãy mỉm cười lại với vận may và thử sức thêm lần nữa!

    “Cuộc đời thật bất công/chán nản”: đúng vậy, cuộc sống chưa bao giờ công bằng, và nó sẽ luôn như vậy. Nếu cuộc đời không công bằng với bạn, hãy đi tìm sự công bằng đó bằng nỗ lực vươn lên không ngừng của bạn; nếu cuộc đời chán nản, hãy đi tìm hoặc tự tạo cho mình niềm vui, chẳng phải “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” hay sao?!

    Chắc hẳn rằng còn rất nhiều lời nói tiêu cực mà chúng ta hay thốt lên mỗi ngày, hãy dừng lại & thay thế bằng những lời lẽ tích cực như “tôi giỏi”, “tôi cần cố gắng hơn nữa”, “tôi sẽ thành công”, “tôi làm được”, “tôi không bỏ cuộc” v.v..

    Hít thở sâu

    Mỗi lần chúng ta hít vào, chúng ta mang oxy vào máu, và mỗi lần chúng ta thở ra, chúng ta đưa CO2 ra ngoài.

    Khi hít thở, chúng ta có thể mang theo cả cảm xúc. Mỗi lần hít vào, hãy tưởng tượng bạn đang mang tất cả những điều tốt đẹp vào cơ thể, và mỗi khi bạn thở ra, bạn buông bỏ các gánh nặng. Bài tập thở có thể giúp bạn thoát khỏi căng thẳng và đạt được sự cân bằng cảm xúc.

    Bạn có thấy cách chúng ta hít thở thay đổi tùy thuộc vào cảm xúc của chúng ta. Khi tức giận hoặc sợ hãi, hơi thở của chúng ta trở nên nông và gấp. Khi tập trung hoặc thư giãn, chúng ta thở chậm và sâu hơn.

    Đó là lý do tại sao thực hành điều chỉnh hít thở thích hợp có thể giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và tích cực hơn. Điều tốt nhất về những bài tập này là bạn có thể thực hiện ở bất cứ khi nào. Bạn có thể tham khảo video đây để tập luyện hít thở khi cảm thấy căng thẳng:

    Học cách chấp nhận sự từ chối

    CÁCH TẠO RA TƯ DUY & THÁI ĐỘ TÍCH CỰC TRONG CUỘC SỐNG

    Không có gì tấn công bản ngã của chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy không an toàn nhiều như những sự từ chối, bị từ chối trong tình yêu, tình bạn, công việc thật khó để quên cảm giác ấy. Tuy vậy, bạn không nên cho phép những sự kiện khó chịu này tiếp tục ảnh hưởng bạn. Thay vào đó hãy phân tích tình huống, cố gắng hiểu lý do tại sao nó xảy ra, và cách cải thiện để ngăn chặn điều này xảy ra một lần nữa trong tương lai. Đó là cách bạn xây dựng một tư duy trưởng thành. Đừng cho phép bản thân rơi vào khoảng trống của tuyệt vọng.

    Không có thất bại, chỉ có những bài học

    CÁCH TẠO RA TƯ DUY & THÁI ĐỘ TÍCH CỰC TRONG CUỘC SỐNG

    Thất bại như một kỳ thi, đừng vì thất bại mà chán ghét chính mình. Bạn mắc một sai lầm trong một dự án không có nghĩa là bạn không giỏi trong công việc đó. Mọi sai lầm đều có một bài học ẩn bên trong. Nếu bạn tiếp cận vấn đề theo cách đó, bạn sẽ phát triển & hoàn thiện bản thân không ngừng, thay vì ngày càng trở nên tiêu cực.

    Sống ở hiện tại

    sống ở hiện tại, CÁCH TẠO RA TƯ DUY & THÁI ĐỘ TÍCH CỰC TRONG CUỘC SỐNG

    Nếu bạn đang rửa chén, nhưng tâm trí của bạn vẫn đang nghĩ về công việc, vậy bạn thực sự đang làm gì? Bạn hoàn toàn không rửa chén, nhưng bạn cũng không hoàn toàn làm việc.

    Sống ở hiện tại có nghĩa là sống ngay trong thời điểm chính xác này. Hầu hết các tiêu cực của chúng ta bắt nguồn từ ký ức về các sự kiện trước đây, hoặc những kỳ vọng của các sự kiện trong tương lai mà chúng ta phóng đại trong trí tưởng tượng của chúng ta.

    Nếu bạn thấy buồn khổ, bạn đang sống trong quá khứ.Nếu bạn thấy lo lắng, bạn đang sống trong tương lai. Nếu bạn thấy bình an, bạn đang sống trong hiện tại.

    Lão Tử

    Hãy để tâm trí của bạn ở hiện tại trong thời điểm này. Tập trung vào những gì bạn đang làm ngay bây giờ, đừ để tâm trí lang thang trong miền kí ức hay lạc trôi trong trí tưởng tượng về tương lai.

    Chơi với những người tích cực

    CÁCH TẠO RA TƯ DUY & THÁI ĐỘ TÍCH CỰC TRONG CUỘC SỐNG

    Những người bao quanh chúng ta, phản ánh tính cách và thái độ của chúng ta. Hãy nhìn xung quanh: Bạn có bao nhiêu người bạn tích cực & tiêu cực?

    Khi giao tiếp với một người vui vẻ & thân thiện, trong não của chúng ta sẽ phản ánh lại điều đó nhờ vào các tế bào thần kinh gương/mirror neurons và chúng ta cũng sẻ vui vẻ & thân thiện. Điều tương tự cũng xảy ra cho tất cả các cảm xúc và thái độ khác.

    Việc thường tiếp xúc với ai mỗi ngày có ảnh hưởng đến thái độ & tư duy của bạn, vì vậy, hãy vây quanh mình bởi những người có tư duy & thái độ tốt.

    Giải toả cảm xúc

    Bạn thường đối phó với cảm xúc của mình như thế nào? Giấu trong lòng? hay thể hiện ra bên ngoài?

    Dù bằng cách nào, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu cảm xúc của mình. Nếu bạn có thể hiểu và biết được cảm xúc hiện tại của bạn là gì, lúc đó bạn mới có thể kiểm soát hoặc giải toả cảm xúc của mình theo những cách thích hợp.

    Hãy tưởng tượng bạn đang có một tuần làm việc đầy khó khăn & căn thẳng. Nếu bạn tiếp tục cố gắng chịu đựng & chỉ trông chờ đến ngày cuối tuần để bạn có thể nhậu nhẹt, hoặc ngủ cả ngày để quên đi mọi thứ thì đây không phải là một cách tốt. Những người cố gắng giữ cảm xúc của mình như trên dễ trở nên chán nản và có nguy cơ làm hại sức khỏe tinh thần.

    Có rất nhiều cách để giải toả cảm xúc. Một số người chọn cách chơi thể thao như chơi boxing, chạy hoặc bơi lội, số khác chọn cách thiền. Các hoạt động thể thao & vận động thể chất nói chung có thể làm tăng mức độ dopamine và serotonin – các hormone chịu trách nhiệm cho cảm giác hạnh phúc và sự hài lòng của chúng ta.

    Nếu bạn không tham gia vào các môn thể thao, bạn cũng có thể chơi một nhạc cụ, ca hát, hội họa hoặc điêu khắc cũng là cách tốt để giải toả cảm xúc.

    Tự thưởng & yêu bản thân

    tự thưởng bản thân

    Dòng chảy tấp nập, hối hả của cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta quên chăm sóc bản thân. Hãy tự công nhận, trân trọng & yêu thương bản thân trước khi trông chờ vào bất cứ ai. Tất nhiên, khen ngợi của sếp, cha mẹ hoặc đối tác có thể làm chúng ta cảm thấy tốt hơn, nhưng lần cuối cùng bạn tự chúc mừng những kết quả tuyệt vời mà bạn đã hoàn thành là khi nào?

    Hài lòng với chính mình sau khi làm một cái gì đó tốt giúp củng cố tích cực. Đó là một kỹ thuật giúp tăng cường tỷ lệ lặp lại của một hành vi tốt.

    Tự khen thưởng cũng quan trọng ngay cả khi bạn thất bại! đây là quan điểm gây nhiều tranh cãi, nhưng bạn có thấy thất bại không đủ đau đớn hay sao? Tại sao bạn lại trừng phạt mình thêm nữa khi bạn thực sự xứng đáng được động viên để phát triển hơn nữa?

    Đừng tự trách mình nữa, thay vào đó hãy yêu thương, nuôi dưỡng và phát triển bản thân.

    Hãy thả lỏng, không phải thứ gì cũng có thể kiểm soát

    CÁCH TẠO RA TƯ DUY & THÁI ĐỘ TÍCH CỰC TRONG CUỘC SỐNG

    Giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát của bạn là cách thường thấy để vượt qua sự bất an. Ví dụ: nếu bạn đang điều phối một dự án tại nơi làm việc, thông thường bạn muốn có một mức độ kiểm soát nhất định đối với mọi thứ để đạt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ cho mọi thứ hợp lý. Xử lý các nhiệm vụ của bản thân và giúp đỡ với các nhiệm vụ của người khác khi cần. Nhưng nếu bạn đang cố gắng thực hiện tất cả các nhiệm vụ của mọi người trong nhóm chỉ để chắc chắn rằng tất cả đều được thực hiện đúng cách, bạn sẽ bị choáng ngợp với căng thẳng và tiêu cực.

    Một ví dụ khác về sự kiểm soát tiêu cực là khi bạn nổi nóng với thời tiết kiểu “hôm nay đi chơi thì trời lại mưa, thiệt là bực mình!”

    Bạn không thể kiểm soát thời tiết, nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình.

    Kết luận

    Đừng mong đợi cuộc sống của bạn để thay đổi trong một sớm một chiều. Hãy kiên nhẫn, giữ bình tĩnh, và thực hành một tư duy tích cực hàng ngày!

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Tất tần tật về Cubic Zirconia (CZ)

    Cubic Zirconia được sử dụng làm trang sức thay thế kim cương ngày càng phổ biến hiện nay bởi những đặc tính tương tự...

    Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo

    "Lưỡi không xương trăm đường lắt léo".Dù bạn có làm thế nào, vẫn sẽ có người không vừa ý với bạn, không ngừng đàm...

    Ám ảnh về mất mát (Loss aversion) | Hiệu ứng khiến chúng ta mua bảo hiểm

    Hiệu ứng này là gì?Ám ảnh về mất mát (Loss aversion) là một thành kiến về nhận thức mô tả lý do tại sao...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here