More

    Phong cách lãnh đạo Jeff Bezos | Công thức lãnh đạo xây dựng Amazon

    |

    views

    and

    comments

    CEO Amazon – tỷ phú Jeff Bezos chính là người sáng lập và điều hành Amazon từ một trang Web bán sách online trở thành một “đế chế” thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Jeff Bezos đã thay đổi tư duy của những người mua sắm, mang đến một cái nhìn mới cho ngành kinh doanh.

    Nguyên tắc lãnh đạo của Jeff Bezos đề cao nhất chính là con người, bao gồm khách hàng và nguồn nhân lực của mình. Ông ấy tin tưởng đối xử với khách hàng như thượng đế. Ngoài ra, để giữ cho các cổ đông của công ty được cập nhật và đặt niềm tin của công ty, Jeff Bezos đã viết những bức thư trình bày rõ ràng và đầy đủ các “chức năng” thuyết phục. 

    Hãy cùng khám phá và tìm hiểu một vài thông tin thú vị xoay quanh phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos, một phong cách giúp ông đi từ con số 0 trở thành một tỷ phú nổi tiếng trên thế giới.

    Giới thiệu sơ lược về Jeff Bezos 

    Phong cách lãnh đạo Jeff Bezos

    Jeff Bezos là một doanh nhân tự thân. Hành trình xây dựng một doanh nghiệp thành công của ông ấy được bắt đầu từ nhà để xe của gia đình. Khi mới tốt nghiệp, Jeff làm việc tại Phố Wall trong lĩnh vực khoa học máy tính trước khi bước chân vào thế giới kinh doanh.

    Sau 4 năm làm việc ở công ty, Jeff Bezos bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng cách ra mắt Amazon vào năm 1995. Công ty bắt đầu như một cửa hàng sách trực tuyến với vài nhân viên, nhưng không bao lâu sau, Amazon đã ghi nhận doanh thu lên đến 20.000 USD trong một tuần. Với sự thành công này, Jeff Bezos đã mở rộng việc kinh doanh của ông bằng cách mua lại Washington Post (một công ty xuất bản báo chí) và Whole Foods (một cửa hàng tạp hóa). Ngoài ra, trên bước đà thành công, Bezos còn thành lập  Blue Origin – một công ty sản xuất trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và du hành không gian vào năm 2000.

    Nhìn chung, Jeff Bezos là một doanh nhân xuất sắc và sự thành công của ông đã truyền cảm hứng với các nguyên tắc lãnh đạo có thể thay đổi cuộc chơi.

    Cách tiếp cận độc đáo

    Phong cách lãnh đạo Jeff Bezos

    Jeff Bezos luôn đề cao con người trong nguyên tắc làm việc, vì thế, với tư cách là giám đốc điều hành của Amazon, Jeff đã thực hiện nhiều thay đổi trong công ty, trong đó đáng chú ý là sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng một hệ sinh thái mà trong đó sự hạnh phúc đều được lan tỏa cả ở khách hàng và nhân viên không phải là điều dễ dàng, nhưng ông chủ của Amazon đã thực hiện nó 1 cách thuyết phục. 

    Quy tắc một chiếc ghế trống (One empty chair rule)

    quy tắc một chiếc ghế trống

    Jeff Bezos tin rằng để thành công, bạn phải làm hài lòng khách hàng. Vậy nên trong các cuộc họp, Jeff sẽ đặt một chiếc ghế trống, chiếc ghế này đại diện cho khách hàng của công ty. Điều này thật sự tác động đến nhóm làm việc của Jeff Bezos và từ đây công ty sẽ đưa ra các giải pháp và ý tưởng mà khách hàng là người được ưu tiên hơn cả.

    Jeff Bezos đã nhận định trong thuyết kinh doanh của mình:  Trải nghiệm khách hàng phải được đề cao vì đó là lợi thế cạnh tranh lâu dài của cả Doanh nghiệp.

    Tư duy dài hạn

    Trong một thế giới mà mọi người đều đuổi theo lợi nhuận ngắn hạn, Jeff Bezos với tư cách là một lãnh đạo đã tin tưởng vào suy nghĩ và kết quả dài hạn. Ông cho rằng nếu ông tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, các dịch vụ chính của Amazon như: Kindle, Amazon Web Services và Amazon Prime sẽ không tồn tại. Cách tiếp cận với tư duy dài hạn này đã giúp Amazon và Jeff Bezos chiếm thế thượng phong so với các đối thủ cạnh tranh.

    Thất bại và đổi mới luôn song hành cùng nhau

    Điều khác biệt giữa một doanh nghiệp thành công và thất bại có thể chỉ khác nhau ở việc sẵn sàng thử nghiệm cái mới. Như Jeff đã nói trong một cuộc phỏng vấn: “ Bạn không thể có sự đổi mới mà không có sự thất bại”. Amazon với tư cách là một công ty luôn hướng đến việc khuyến khích tạo ra những thử nghiệm, cho phép nhân viên nêu ra những phát minh và chúng ta đã thấy một Amazon như ngày nay. 

    Giữ vững tầm nhìn và linh hoạt trong chi tiết

    CEO của Amazon tin rằng để đạt được điều gì đó tuyệt vời và quan trọng, bạn cần có một ý tưởng rõ ràng về tầm nhìn và luôn giữ vững nó trong tâm trí để quyết tâm theo đuổi đến cùng. Khi đã có tầm nhìn và mục tiêu, bạn phải có sự linh hoạt với quá trình theo đuổi này, sẽ có rất nhiều thử nghiệm cũng như sai lầm và chỉ có tư duy linh hoạt mới giúp bạn biến giấc mơ thành sự thật.

    Quy tắc “hai chiếc bánh Pizza” – Tập trung vào chất lượng hơn số lượng

    Bezos tin tưởng vào việc một cuộc họp và thảo luận chỉ nên gói gọn ở quy mô nhỏ, càng nhiều người tham dự, cuộc họp càng kém hiệu quả. Việc tập trung quá đông người trong một cuộc thảo luận sẽ cắt giảm thời gian và những nỗ lực cần thiết để xử lý một vấn đề. Vì thế, ông đã tạo ra quy tắc “hai chiếc bánh Pizza” trong các cuộc họp, cuộc thảo luận nhóm, thậm chí là tổng thể công ty. 

    Quy tắc “hai chiếc bánh Pizza” có nghĩa là bất kỳ cuộc thảo luận hay cuộc họp nhóm nào cũng chỉ nên có một số lượng thành viên từ khoảng 5 đến 7 người để sử dụng vừa đủ 2 chiếc bánh Pizza. Đây là một trong những phong cách lãnh đạo độc đáo của Bezos, người cho rằng nhiều người tham gia một cuộc thảo luận sẽ dẫn đến năng suất thấp hơn.

    Làm hài lòng tất cả, tại sao không?

    Phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos ưu tiên làm hài lòng cả khách hàng và nhân viên của công ty. Vì thế, việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và sáng tạo cho khách hàng khiến Amazon trở thành một thương hiệu hàng đầu. Song song đó, công ty cũng tạo điều kiện và động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thiện và phát triển một bản thể tốt nhất của họ. Điều này khiến việc làm việc với Amazon và Jeff trở thành một điều tuyệt vời.

    Làm thế nào để áp dụng phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos?

    Phong cách lãnh đạo Jeff Bezos

    Là một người thay đổi cuộc chơi trong ngành thương mại điện tử, một hình mẫu cho nhân viên Amazon và sở hữu các công ty có tiếng vang trên thế giới khiến Jeff Bezon trở thành một huyền thoại như ngày nay. Bạn muốn được như anh ấy và học hỏi từ sự thành công của anh ấy? Hãy thử áp dụng các quy tắc sau: 

    Khuyến khích các khái niệm về khả năng thích ứng, năng suất và tinh thần đồng đội trong công ty: Với sự cạnh tranh và thay đổi ngày càng tăng, công ty và nhân viên phải thích ứng, chấp nhận và thực hiện các bước giúp tăng năng suất và đẩy cao tinh thần đồng đội. Cách này giúp tạo ra một văn hóa công ty có hiệu suất cao trong khi vẫn giữ được sự hạnh phúc của nhân viên.

    Giữ chân khách hàng: “Bắt đầu với khách hàng và kết thúc cũng vậy”. Dù là một công ty khởi nghiệp hay là một doanh nghiệp lâu đời, trách nhiệm chính của công ty là phục vụ khách hàng với dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Để làm được như vậy, bạn phải liên tục cung cấp các giải pháp giải quyết vấn đề ổn thỏa hoặc đáp ứng các nhu cầu mà khách hàng của bạn yêu cầu. 

    Sẵn sàng đầu tư, thử nghiệm, thất bại và đổi mới: Phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos đã thay đổi cuộc chơi cho Amazon. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công, hãy bắt đầu thử nghiệm và đổi mới. Không có điều phi thường nào đến ngay trong lần đầu tiên mà phải được tiến hành và sai sót nhiều lần. Hãy gieo ý tưởng này vào nhóm cộng sự của bạn để họ trở thành những người có khả năng chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất bại và đổi mới.

    Đặt mục tiêu và tầm nhìn dài hạn: Nếu bạn muốn kinh doanh lâu dài, bạn cần phải có tầm nhìn dài hạn, đồng đội của bạn cũng vậy. Nếu không có tầm nhìn, bạn sẽ lạc lối và nhiều khả năng sẽ thất bại. Vì thế, hãy khuyến khích bản thân và nhân viên theo đuổi các mục tiêu dài hạn, nên buông bỏ lòng tham vì những lợi ích ngắn hạn.

    Hãy chấp nhận rủi ro: Nếu không có nguyên tắc này, có thể Jeff cũng chỉ là người bình thường như chúng ta. Nhưng vì những quan điểm hữu ích này đã giúp Jeff Bezos và Amazon trở nên thành công. Tuy nhiên, việc chấp nhận rủi ro này có thể có hoặc không hiệu quả với doanh nghiệp của bạn, nó tùy thuộc vào sự kiên trì và sẵn sàng của bạn để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

    Nguồn: Grovehr Blog

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    83+ số liệu thống kê về Apple hay nhất

    Năm 1976, Apple bao gồm hai sinh viên bỏ học đại học mày mò chế tạo các bộ phận máy tính trong nhà để...

    Sợ phụ nữ đẹp (venustraphobia) | Hiệu ứng tâm lý đằng sau “nhát gái” của cánh mài râu

    Bạn có để ý rằng hầu như mọi người thường ít ngồi cạnh những người đẹp (ví dụ như trên các phương tiện giao...

    Quy luật cuộc đời

    Bạn đến cuộc đời này trần truồng,Bạn sẽ rời đi trần truồng.Bạn đến cuộc đời này yếu ớt,Bạn sẽ rời cuộc đời này yếu...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục