More

    Liên quan giữa mạng xã hội & trầm cảm

    |

    views

    and

    comments

    Theo một số ước tính, có khoảng 4 tỷ người trên khắp thế giới đang sử dụng các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter và Instagram. Vấn đề này đã thúc đẩy các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe tâm thần điều tra để hiểu rõ hơn mối liên quan giữa phương tiện truyền thông xã hội – hay được gọi là mạng xã hội – đối với chứng bệnh trầm cảm.

    Nghiên cứu cho thấy những người ít bỏ thời gian của mình trên mạng xã hội có xu hướng hạnh phúc hơn những người không giới hạn thời gian trên các ứng dụng này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương tiện truyền thông xã hội có thể kích hoạt một loạt cảm xúc tiêu cực ở người dùng và góp phần hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm của họ.

    Trầm cảm là gì?

    Liên quan giữa mạng xã hội & trầm cảm

    Trầm cảm lâm sàng hoặc rối loạn trầm cảm là một dạng rối loạn tâm trạng đặc trưng bởi cảm giác buồn bã diễn ra liên tục và người bệnh cảm thấy không có hứng thú với các hoạt động mà trước đây họ đã từng yêu thích. Trầm cảm có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và gây khó khăn cho người bệnh trong việc giữ sự tập trung, ngủ nghỉ, ăn uống hoặc đưa ra các quyết định và hoàn thành các thói quen bình thường.

    Những người bị trầm cảm có thể suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, cảm giác bản thân vô giá trị, sự lo lắng tăng cao hoặc có các triệu chứng thiên về thể chất như mệt mỏi hoặc đau đầu. Tâm lý trị liệu và thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm. Việc hạn chế thời gian kết nối trên mạng xã hội và ưu tiên các kết nối trong thế giới thực có lợi ích cho sức khỏe tâm thần của người bệnh.

    Sự thật giữa mạng xã hội và trầm cảm

    Mạng xã hội ngày nay đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với hơn một nửa dân số trên thế giới đang hoạt động trên các nền tảng này. Các tin tức được cập nhật liên tục, nhưng phần lớn trong số chúng là tin tức tiêu cực. Một nghiên cứu của Lancet vào năm 2018 cho thấy những người lướt Facebook vào ban đêm có nhiều khả năng cảm thấy tâm trạng chán nản và buồn rầu. Mặt khác, vào năm 2018 cũng có một nghiên cứu cho thấy một người dành ít thời gian cho mạng xã hội thì ít cảm thấy triệu chứng trầm cảm và cô đơn hơn so với những người ngược lại. Nghiên cứu vào năm 2015 chỉ ra những người dùng mạng Facebook cảm thấy ghen tỵ khi sử dụng ứng dụng này có khả năng phát triển các triệu chứng trầm cảm.

    Mối liên hệ giữa mạng xã hội & sức khoẻ tâm thần

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mạng xã hội rất có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng trầm cảm. 

    Để thiết lập mối liên hệ giữa mạng xã hội và trầm cảm, 1 nghiên cứu đã chỉ định 143 sinh viên Đại học Pennsylvania thành hai nhóm: một nhóm có thể sử dụng mạng xã hội mà không bị hạn chế, nhóm còn lại chỉ có quyền truy cập mạng xã hội trong vòng 30 phút trên các nền tảng như Facebook, Instagram và Snapchat trong thời gian 3 tuần.

    Người tham gia nghiên cứu đều sử dụng Iphone và cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi dữ liệu điện thoại của họ để đảm bảo rằng họ tuân thủ đúng quy định đề ra. Nhóm người bị hạn chế truy cập mạng xã hội đã báo cáo mức độ nghiêm trọng của trầm cảm và cô đơn có chiều hướng giảm đi so với khi bắt đầu nghiên cứu.

    Cả hai nhóm đều báo cáo có sự sụt giảm lo lắng và hội chứng FOMO (Fear of Missing Out – sợ bị bỏ lỡ, lỡ mất cơ hội).

    Càng ít dùng mạng xã hội, càng ít FOMO

    Chưa có lý do tại sao những người tham gia nghiên cứu chỉ dành 30 phút mỗi ngày trên mạng xã hội lại ít bị trầm cảm hơn, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng những người trẻ tuổi này không xem những nội dung như: kỳ nghỉ trên bãi biển, bằng tốt nghiệp của một người bạn, hạnh phúc gia đình,…có thể khiến tâm trạng của chính họ tồi tệ hơn khi nhìn lại bản thân của mình.

    Những bức ảnh hoặc bài đăng của những người có cuộc sống dường như là “hoàn hảo” trên mạng có thể khiến người xem cảm thấy tổn thương. Một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Misouri cho thấy người dùng Facebook nhiều khả năng bị trầm cảm nếu họ thường xuyên cảm thấy cảm giác ghen tỵ khi lướt mạng xã hội này. Phương tiện truyền thông xã hội cũng gây ra cảm giác FOMO cho con người, ví dụ bạn không được mời trong chuyến du lịch hè của bạn bè  thì bạn sẽ có cảm giác bị bỏ rơi và cảm thấy bị tổn thương.

    Vì vậy, việc hạn chế thời gian lướt mạng xã hội có thể khiến bản thân ít có thời gian so sánh với người khác. Điều này có thể giúp bạn ổn định tinh thần, tự tin vào bản thân và góp phần hạn chế chứng trầm cảm.

    Tại sao những người trẻ tuổi lại có nguy cơ cao hơn?

    Liên quan giữa mạng xã hội & trầm cảm

    Trước đây khi chưa có mạng xã hội, trẻ em chỉ phải lo lắng về vấn nạn bị bắt nạt trên trường. Nhưng giờ đây, việc truyền thông xã hội phát triển đã tạo điều kiện cho những kẻ chuyên bắt nạt một mảnh đất mới để hành hạ những nạn nhân của họ.

    Chỉ bằng một cú click chuột đơn giản, những kẻ bắt nạt đã dễ dàng đăng tải một video chế diễu, đánh đập hoặc làm nhục người khác. Mọi người tham gia mạng xã hội có thể để lại những bình luận tiêu cực hoặc lan tràn những thông tin sai lệch. Một số trường hợp, nạn nhân có thể vì không chịu đựng được đã tự tử.

    Vấn đề nghiêm trọng và tồi tệ hơn là nạn nhân của những kẻ bắt nạt đều có xu hướng nghĩ rằng nếu họ nói chuyện với cha mẹ, giáo viên thì việc bắt nạt càng trầm trọng hơn. Điều này có thể làm cho một đứa trẻ cảm thấy lạc lỏng và bị cô lập, ngoài ra không có sự hỗ trợ về tinh thần mà chúng cần phải có để đối phó với các tình huống độc hại và có khả năng biến động.

    Dành quá nhiều thời gian đọc tin tức tiêu cực

    Ở Mỹ, cứ một trong năm người sẽ nhận được tin tức chủ yếu từ mạng xã hội. Đây là một tỷ lệ lớn so với việc nhận tin từ các phương tiện truyền thống.

    Người hay sử dụng mạng xã hội có thể đăng nhập nhiều giờ hay nhiều lần trong một ngày sẽ thường xuyên nhận được các tiêu đề tiêu cực như: thiên tai, khủng bố, xung đột chính trị và cái chết của những người nổi tiếng, vì đây là những xu hướng truyền thông đang được đón nhận nhiều và liên tục được update lên hàng đầu.

    Thói quen dành quá nhiều thời gian đọc tin xấu trên mạng xã hội được gọi là Doonmscrolling và điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con người. Việc này làm tăng các triệu chứng liên quan đến bệnh trầm cảm.

    Sử dụng mạng xã hội một cách an toàn

    Sử dụng mạng xã hội thường đi kèm với rủi ro đối mặt với sức khỏe tinh thần, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn tránh sử dụng nó. Các chuyên gia khuyên người dùng nên sử dụng các trang mạng này ở mức độ vừa phải.

    Đặt thời gian hợp lý khi sử dụng mạng xã hội hoặc có thể cài đặt một ứng dụng hẹn giờ để theo dõi thời gian mà bạn đã bỏ ra khi lướt một trang web. Nếu không cài đặt các ứng dụng hẹn giờ này, bạn sẽ dễ dàng dành hàng tiếng đồng hồ để lướt mạng xã hội trước khi  nhận ra điều đó.

    Để hạn chế thời gian trên mạng xã hội, bạn có thể lên kế hoạch cho các hoạt động thú vị ngoài thế giới thực như: đọc sách, xem phim, đi dạo, chơi một trò chơi, nướng bánh mì hoặc đơn giản là trò chuyện qua điên thoại với một người bạn. Hãy dành thời gian để tận hưởng cuộc sống ngoài mạng xã hội.

    Nguồn: Verywellmind.com

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Sợ phụ nữ đẹp (venustraphobia) | Hiệu ứng tâm lý đằng sau “nhát gái” của cánh mài râu

    Bạn có để ý rằng hầu như mọi người thường ít ngồi cạnh những người đẹp (ví dụ như trên các phương tiện giao...

    Phân biệt Learn và Study

    Study & learn đều có nghĩa là học, study mang tính chất trường lớp hơn, nghiên cứu hơn là learn, đó cũng là sự...

    Kim cương nhân tạo là gì? Tất tần tật những điều cần biết

    Kim cương nhân tạo, còn được gọi là kim cương được chế tạo hay "nuôi cấy" trong môi trường phòng thí nghiệm được kiểm...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục