More

    Hãy tâm sự với cha mẹ về bệnh trầm cảm của bạn

    |

    views

    and

    comments

    Đối với nhiều người, việc đối phó với bệnh trầm cảm làm họ cảm thấy cô đơn và áp lực. Mặc dù người đó có thể được khuyến khích tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người thân yêu bên cạnh – như cha mẹ – nhưng chấp nhận mở lòng và cách nói như thế nào là một thách thức không nhỏ đối với những người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

    Sự lo sợ rằng phụ huynh sẽ không quan tâm đến vấn đề trầm cảm hoặc bản thân bạn sẽ bị kỳ thị, ý nghĩ tâm sự với cha mẹ về chứng trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy e ngại và bối rối. Hãy xem xét bài viết của chúng tôi để tìm ra được các bước hỗ trợ bạn trong quyết định này.

    Làm thế nào để biết việc nói chuyện mang lại kết quả?

    Hãy tâm sự với cha mẹ về bệnh trầm cảm của bạn

    Dù bạn có thể tìm được lợi ích từ việc nói chuyện với cha mẹ về chứng bệnh trầm cảm mà bạn đang mắc phải, nhưng trước hết bạn nên xem xét việc tâm sự này có phải là quyết định đúng đắn hay không? Theo một nghiên cứu năm 2012, việc nói chuyện với người thân về vấn đề này có cả hai khía cạnh: có lợi và cả bất lợi.

    Có thể có 1 số lý do được đưa ra như “rào cản tự áp đặt đối việc thảo luận căn bệnh trầm cảm, các triệu chứng, việc điều trị và chăm sóc, theo dõi”, việc này có khả năng gây chấn thương lên cảm xúc hoặc gây ra sự kỳ thị đến từ chính người thân – điều mà bạn không bao giờ mong đợi từ cha mẹ của mình. Sự kỳ thị có thể ảnh hưởng đến sự hỗ trợ mà những người bị bệnh trầm cảm có thể cảm nhận được.

    Mặc dù bạn khó có thể tìm đến các đấng sinh thành để nhận được sự hỗ trợ đối với căn bệnh này, đôi khi điều đó cũng là một quyết định tốt. Bạn có thể nghĩ đến sự giúp đỡ từ những người khác, ví dụ từ anh chị em, bạn bè, nhà trị liệu hoặc các nhóm hỗ trợ khác.

    Ý định tự tử có liên quan như thế nào với việc tiết lộ tình trạng trầm cảm?

    Ý định tự tử có liên quan như thế nào với việc tiết lộ tình trạng trầm cảm?

    Trong một bài báo trên tạp chí năm 2018, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiết lộ tình trạng bệnh trầm cảm đã được khám phá thông qua các cuộc phỏng vấn với 40 người đã sống sót sau khi cố gắng tự tử. Những yếu tố này bao gồm việc tâm sự với người bạn có thể tin tưởng.

    Bằng cách này, nếu bạn có được mối quan hệ hỗ trợ từ cha mẹ một cách chân thành, đây chính là lợi ích tốt nhất mà bạn có thể nhận được khi quyết định tâm sự với họ. Đặc biệt là nếu bạn đã manh nha ý tưởng tự tử trong suy nghĩ, việc nhận được sự quan tâm từ những người bạn yêu thương có thể giúp bạn an toàn hơn.

    Căn bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc cho chính mình, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu nhận được trợ giúp từ bậc phụ huynh nếu bạn cảm thấy có một số điều thật khó khăn với bản thân, chẳng hạn như nấu một bữa ăn lành mạnh để thưởng thức.


    Tại Việt Nam, nếu bạn đang buồn phiền, hay cảm thấy mình đang mắc chứng trầm cảm, hãy liên hệ với đường dây nóng số: 1900599830 hoặc các số khẩn cấp như 112 hoặc 115.


    Sự đồng cảm có ảnh hưởng như thế nào đến việc tiết lộ bệnh trầm cảm?

    Văn hóa đồng cảm cũng đã được chứng minh là ảnh hưởng khi bạn tiết lộ căn bệnh của mình cho những người bạn yêu quý. Theo một nghiên cứu năm 2018, người ta cho rằng người bị bệnh trầm cảm sẽ quyết định tiết lộ tình trạng của mình cho một người khác – người mang yếu tố cảm xúc tốt, có khả năng hỗ trợ cá nhân, đáng tin cậy và có mối quan hệ bền vững với người bệnh.

    Bằng cách này, văn hóa đồng cảm góp phần cho phép một người đưa ra quyết định nên hay không nên tiết lộ việc bị trầm cảm với những người thân yêu.

    Những thách thức của trầm cảm sau sinh

    Trong khi trầm cảm có thể phát sinh vì nhiều lý do, trong đó có trầm cảm sau sinh (PPD). Một nghiên cứu diễn ra vào năm 2018 cho thấy tỷ lệ PPD cao hơn đáng kể đối với những trường hợp hạn chế về mặt kinh tế, người nhập cư, người bị áp bức trong xã hội, v v…Thực tế này có thể dẫn đến sức khỏe về tinh thần và thể chất không đảm bảo cho cha mẹ và cả con cái của họ, cũng như ảnh hưởng đến việc liên kết và định hướng giáo dục cho trẻ trong tương lai sau này.

    Với các yếu tố như chủng tộc, giai cấp và tình trạng nhập cư có thể làm tăng những thách thức mà con người phải đối mặt, trong số đó là trường hợp của trầm cảm sau sinh. Sự điều hướng cho các vấn đề như nghèo đói, rào cản văn hóa và lịch sử lạm dụng ảnh hưởng đến cách mọi người tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người quen thuộc, ví dụ như cha mẹ.

    Những điều nên & không nên nói cho cha mẹ về chứng trầm cảm

    Những điều nên & không nên nói cho cha mẹ về chứng trầm cảm

    Dựa trên một số cân nhắc đã được xem xét kỹ lưỡng, bạn nên chú ý đến các điều sau đây trước khi tiết lộ căn bệnh của mình:

    • Không nên nói thẳng vào vấn đề trầm cảm của bạn với cha mẹ.
    • Hãy yêu cầu những gì bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ từ bậc phụ huynh để đối phó với bệnh trầm cảm.
    • Chuẩn bị tinh thần và đối mặt với tình huống cha mẹ sẽ có suy nghĩ khác đi về bạn.
    • Đừng gồng mình gắng sức trước những kỳ vọng về những điều bố mẹ mong muốn ở bạn.
    • Đừng ngần ngại thiết lập ranh giới để phân rõ những gì được hay không được đối với tình trạng sức khỏe tâm thần của chính mình.

    Kết

    Với chuẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, bạn sẽ cảm thấy mọi người sẽ có xu hướng kỳ thị mình, bạn cần phải vượt qua được ý nghĩ đó và tinh thần phải thoải mái hơn để mở lòng với các bậc phụ huynh về những gì bản thân đang trải qua.

    Chọn thời điểm tốt để nói về vấn để này, một mốc thời gian mà bạn lẫn cha mẹ bạn đều không bị phân tâm. Có thể xem xét lại trước đây khi nhắc về vấn đề trầm cảm thì phản ứng của các bậc phụ huynh như thế nào, từ đây bạn sẽ có một thước đo cho những mong đợi của bản thân khi nói chuyện về bệnh trầm cảm của mình với họ.

    Bạn có thể chia nhỏ số lần tâm sự với cha mẹ thay vì nói chỉ một lần, vì rõ ràng bạn vẫn đang tìm hiểu về căn bệnh này một cách sâu rộng hơn. Điều này có thể ảnh hưởng một phần lên thông tin mà bạn chia sẻ với quý bậc phụ huynh của mình.

    Nguồn: Verywellmind.com

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Cách tối ưu dung lượng lưu trữ MacOS

    Trước khi ổ cứng (SSD) trở thành tiêu chuẩn, bạn không cần phải tối ưu hóa dung lượng lưu trữ trên máy Mac của...

    Chạy chậm trên cuộc đua đường đời

    Càng ngẫm càng thấm: Thong thả mà sống, rồi đâu sẽ có đó, càng vội vàng càng dễ hỏng việc. Cuộc sống cũng giống...

    Cách edit PDF trên MacOS

    Bạn vừa viết một tài liệu trên máy Mac và bạn muốn chia sẻ tài liệu đó, nhưng bạn lo lắng về những thay...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục