More

    6 lý do để không cảm thấy xấu hổ khi trầm cảm

    |

    views

    and

    comments

    Đối phó với các triệu chứng của bệnh trầm cảm là thách thức đối với bất cứ ai mắc chứng bệnh này. Nó đặc biệt khó khăn nếu bạn cũng đang vật lộn với cảm giác xấu hổ hoặc tội lỗi liên quan đến tình trạng này. 

    Có nhiều lý do tại sao mọi người có thể cảm thấy bối rối về bệnh trầm cảm. Họ có thể cảm thấy thật tệ vì việc mang căn bệnh này làm họ trở nên khó khăn hơn để làm các công việc đơn giản hàng ngày. Bên cạnh đó, sự xấu hổ còn bắt đầu nhen nhóm khi có những sự kỳ thị xung quanh căn bệnh bệnh tâm thần này.

    Bất kể nguyên nhân là gì, có những điều bạn có thể làm nhằm giảm thiểu hay loại bỏ những cảm giác tiêu cực. Sau đây là 6 lý do để không cảm thấy xấu hồ về căn bệnh trầm cảm.

    Hãy nhớ rằng những người khác cũng đã trải qua việc trầm cảm

    Trầm cảm là một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ. Theo khảo sát quốc gia về sử dụng ma túy và sức khỏe (NSDUH), có khoảng 7,1% người trưởng thành ở quốc gia này trải qua ít nhất một đợt trầm cảm mỗi năm. Điều này tương đương với khoảng 17,3 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

    Tỷ lệ trầm cảm cao có nghĩa là nhiều người đã trải qua trải nghiệm tương tự của căn bệnh này. Mỗi người mắc chứng trầm cảm có thể khác nhau, một số người nhận ra bạn đang cảm thấy như thế nào và đồng cảm với bạn trong cuộc đấu tranh chống lại căn bệnh. Một nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 20% dân số trải qua một giai đoạn trầm cảm trong suốt cuộc đời của họ.

    Trầm cảm có thể gây cho bạn cảm giác cô lập, nhưng điều quan trọng hãy ghi nhớ đây không phải là điều bất thường và bạn không hề đơn độc như cảm giác mà bạn đang thấy.

    Xem xét lại niềm tin về chứng trầm cảm

    Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều sự kỳ thị xung quanh các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng và một số rối loạn khác. Một trong những cách mà bạn có thể xem xét để giảm cảm giác bối rối hoặc xấu hổ về tình trạng của mình là: xem xét lại niềm tin của bạn về chứng trầm cảm.

    Ví dụ, đôi khi mọi người tin rằng trầm cảm là một lựa chọn hoặc đơn giản chỉ là một căn bệnh mà có thể tự lành. Điều này bỏ qua các nguyên nhân xâu xa mà chính nó là gốc rễ của căn bệnh và nhiều người đã tầm thường hóa bản chất của việc rối loạn cảm xúc này.

    Một cách mà bạn có thể làm là tìm hiểu thêm về trầm cảm. Khám phá các nguồn thông tin có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.

    Tìm ai đó để nói chuyện

    6 lý do để không cảm thấy xấu hổ khi trầm cảm

    Có thể hiểu rằng nếu bạn đang gặp khó khăn với căn bệnh trầm cảm, bạn không muốn ai đó biết rằng tâm trạng của mình đang chán nản. Đó là một vấn đề nhạy cảm và chúng tôi cũng hiểu rằng, bạn có thể muốn giữ sự riêng tư cho mình.

    Nhưng điều này không có nghĩa là bạn cần phải giữ bí mật hoàn toàn với mọi người. Thực tế là, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tìm đến các hỗ trợ xã hội bên ngoài phần nào có thể chống lại các triệu chứng của trầm cảm. Bạn có thể quyết định chia sẽ một phần hay toàn bộ câu chuyện của bạn cho người nào đó mà bạn tin tưởng là điều rất quan trọng. Người này có thể đến từ:

    • Một người bạn.
    • Một thành viên trong gia đình.
    • Một đồng nghiệp.
    • Đối tác.
    • Một thành viên là giáo sĩ (nếu bạn theo một tôn giáo nào đó)
    • Một người bạn trực tuyến.
    • Một chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

    Nếu bạn cảm thấy mình cần ai đó để nói chuyện nhưng không chắc chắn nên chia sẽ với ai, hãy cân nhắc với đường dây nóng chuyên trợ giúp về bệnh nhân trầm cảm. Bạn sẽ được nói chuyện với một cố vấn chuyên biệt, người có thể lắng nghe và đưa ra lời khuyên hữu ích và kết nối bạn với các lựa chọn điều trị thích hợp.

    Nghĩ về bản thân mình

    Người trầm cảm thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc biểu đạt cảm xúc của mình. Nếu bạn đang tự trách mình thì hãy cố gắng nhớ rằng hãy tự thương lấy mình. Hãy nghĩ về phản ứng của bạn sẽ như thế nào nếu người khác cũng đang trải qua điều tương tự?

    Bản chất của trầm cảm là làm cho lòng trắc ẩn với bản thân trở nên khó thể hiện ra. Suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng tồi tệ, mệt mỏi và thiếu động lực làm cho chính người bệnh nghĩ rằng việc chăm sóc chính mình không phải là ưu tiên hàng đầu.

    Dù nhiều khó khăn, hãy cố gắng đấu tranh. Hãy cho bản thân thời gian và không gian để chữa lành chính mình mà không phải chịu áp lực của những kỳ vọng quá cao. Hãy ăn mừng chiến thắng nếu bạn đạt được những bước tiến tích cực mỗi ngày, dù cho nó nhỏ đến mức nào.

    Trầm cảm không có lý do

    Một quan điểm sai lầm phổ biến mà mọi người nghĩ là phải có một “lý do” để một người trở nên trầm cảm. Điều này đặc biệt thường thấy ở những người chưa bao giờ trải qua chứng trầm cảm, vậy nên bạn cũng có thể có suy nghĩ tương tự như vậy. Bạn có thể sợ rằng người khác sẽ nhìn vào là nghĩ rằng bạn đang có một cuộc sống tuyệt vời – vậy tại sao lại bị trầm cảm?

    Đối với một người gần như có đầy đủ: nhà cửa, gia đình, công việc và sở thích thì không có lý do gì để người này mắc bệnh trầm cảm, thậm chí có suy nghĩ rằng họ không có quyền mắc căn bệnh này. Nhưng thực tế là, không có một hệ thống phân cấp nỗi đau nên việc so sánh cảm xúc hoặc cuộc sống của bạn với người khác là không hữu ích trong trường hợp này.

    Bất cứ ai cũng có thể trải qua trầm cảm. Không quan trọng là một người thành công, nổi tiếng hay có nhiều tiền như thế nào. Việc này diễn ra không đòi hỏi phải có yếu tố như đời sống khó khăn, căng thẳng, chấn thương hoặc có mối quan hệ không tốt đẹp.

    Thay vì cố gắng tìm lý do để biện minh cho triệu chứng trầm cảm của bạn, hãy dành thời gian để tập trung tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Khuynh hướng di truyền, cấu trúc não và hóa học trong não là các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi và góp phần vào sự khởi đầu của bệnh rối loạn cảm xúc.

    Bạn xứng đáng được giúp đỡ

    Cảm giá bối rối về việc mắc bệnh trầm cảm sẽ cản trở bạn gặp nhiều khó khăn để có được việc giúp đỡ mà bạn cần.

    Bạn có thể trì hoãn việc yêu cầu người khác giúp đỡ vì các lý do sau:

    • Bạn nghĩ rằng người khác sẽ không hiểu.

    • Bạn sợ bị phán xét.

    • Bạn không muốn mọi người phát hiện ra rằng bạn đang chán nản.

    • Bạn cảm thấy các triệu chứng này chưa đủ để gọi là trầm cảm.

    • Bạn nghĩ rằng mình không xứng đáng được giúp đỡ.

    Và, bạn phải ghi nhớ điều này – mọi người đều xứng đáng được giúp đỡ. Mặc dù bạn có thể đã thử nhiều phương pháp để kiểm soát triệu chứng của mình  nhưng nếu cảm thấy vẫn chưa ổn, hãy liên hệ và nói chuyện với bác sĩ về cảm giác của mình để họ giúp bạn được điều trị đúng đắn hơn.

    Kết

    Điều quan trọng cần ghi nhớ là cảm giác xấu hổ, tội lỗi không phải là hiếm gặp. Dù có thể mất thời gian nhưng hay nhắc nhở bản thân mình cảm xúc của bạn là hợp lệ. Việc thừa nhận các cảm xúc này và thực hiện từng bước để điều chỉnh sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và cảm nhận được sự thay đổi tích cực trong sức khỏe tâm thần của bạn.

    Tìm hiểu về bệnh trầm cảm, tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp và chăm sóc bản thân là những bước quan trọng để bạn thấy thoải mái hơn và nâng cao sự tự ý thức về tình trạng bệnh của bản thân.

    Nguồn: Verywellmind.com

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    6 vật liệu cứng hơn kim cương

    Carbon là một trong những nguyên tố đặc biệt nhất trong tự nhiên, với các đặc tính hóa học và vật lý không giống...

    Cách xoa diệu hối tiếc | Nguyên nhân & phương pháp

    Cuộc sống đầy những lựa chọn và có những con đường không thể nào thực hiện. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi...

    Câu chuyện về con lừa và củ cà rốt

    Con lừa đang cố hết sức kéo chiếc xe hàng nặng để tiến đến củ cà rốt ở ngay trước mũi nó. Nó luôn...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục