More

    Cách giữ thái độ tích cực trong công việc

    |

    views

    and

    comments

    Khi nói đến thái độ tích cực, nhiều người nghĩ rằng điều đó có nghĩa là thể hiện ở bề ngoài chẳng hạn như nở một nụ cười trên khuôn mặt hoặc cố gắng chỉ nghĩ đến những gì vui vẻ.

    Nhưng thái độ tích cực còn hơn thế nữa. Thái độ tích cực là điều gì đó đi sâu hơn và có ảnh hưởng ngoài sự vui vẻ bề ngoài. Thái độ tiêu cực thúc đẩy nỗi sợ hãi, trong khi thái độ tích cực làm ngược lại và thúc đẩy một cái nhìn đầy hy vọng hơn về cuộc sống.

    Chúng ta dành 1/3 cuộc đời để làm việc, vì vậy cho dù như thế nào, hãy duy trì sự tích cực & niềm vui.

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một cái nhìn tích cực về cuộc sống tương quan với sức khỏe tâm lý và thể chất tốt hơn, và thậm chí có thể tăng tuổi thọ của bạn. Một người tích cực xem cuộc sống của họ rộng lớn, đầy tiềm năng. Quan điểm đó tự nhiên dẫn đến cuộc sống của bạn theo cách mà bạn được tiếp xúc và có được các kỹ năng mới.

    Khi nói đến nơi làm việc, thái độ tinh thần của bạn đóng một vai trò không chỉ trong cách người khác nhìn nhận về bạn, mà còn là sự hài lòng và hiệu suất trong công việc. Chúng ta dành khoảng 40 tiếng/tuần tương đương 8 tiếng/ngày để làm việc, bạn có thể thấy giá trị & tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng một tư duy tích cực trong công việc của bạn.

    Bài viết này sẽ chia sẻ một số cách đơn giản nhưng hữu ích để duy trì thái độ tích cực ở nơi làm việc:

    Hòa mình vào những người tích cực

    Có thể hiểu câu: “ngưu tầm ngưu mã tầm mã” theo hai cách. Những người giống nhau tự nhiên tìm thấy nhau, hoặc những người trong một nhóm trở nên giống nhau theo thời gian. Do vậy bạn cần:

    Hòa mình vào những người tích cực.

    Những người xung quanh bạn sẽ ảnh hưởng đến bạn. Nếu bạn luôn ở bên những người tiêu cực, những người hay phàn nàn về mọi thứ, bạn sẽ trở thành người hay phàn nàn và nhìn thế giới cũng tiêu cực như họ. Bạn nghĩ rằng bạn có thể duy trì sự tích cực và thay đổi mọi mọi người, nhưng điều đó sẽ khó có thể xảy ra. Cố gắng kết nối với những người yêu thích công việc của họ, có ý tưởng mới và quan tâm đến nhiều thứ khác ngoài công việc sẽ làm cho toàn bộ cái nhìn của bạn về cuộc sống trở nên tốt hơn.

    Không phải lúc nào bạn cũng có thể chọn đồng nghiệp của mình, nhưng bạn có thể thận trọng về lượng thời gian bạn dành cho họ và trong những hoàn cảnh nào. Nếu bạn bị mắc kẹt với một loạt các tiêu cực, hãy cẩn thận đừng tham gia vào các tiêu cực đó. Hãy nghỉ giải lao và đi dạo thay vì đắm mình trong những câu chuyện phiếm đầy tiêu cực.

    Lấp đầy tâm trí với những điều tích cực

    Cách những người xung quanh ảnh hưởng bạn tương tự với cách bạn nuôi dưỡng tâm trí của mình.

    Nghe các bản nhạc vui vẻ. Nghe sách nói nâng cao tinh thần trong công việc. Đọc những cuốn sách khuyến khích, động viên. Xem video và nghe podcast tích cực hoặc giúp bạn cải thiện kỹ năng.

    Bạn không là những gì bạn nghĩ, nhưng những gì bạn nghĩ là bạn

    Tâm trí bạn cần được nuôi dưỡng, những suy nghĩ của bạn sẽ quyết định hình thành bạn như thế nào.

    Kiểm soát lời nói

    Ở đây không phải là về việc chửi thề ít hơn (mặc dù điều này là một ý kiến ​​hay) mà chính là về những từ bạn sử dụng khi nói và suy nghĩ.

    Giả thuyết Sapir-Whorf cho rằng cấu trúc ngôn ngữ ảnh hưởng đến cách nhìn của một người về thế giới và cách họ suy nghĩ. Nói ở mức độ xa nhất, ngôn ngữ của bạn thực sự giới hạn hoặc phác họa cách bạn có thể nhận thức thế giới.

    Ở cấp độ nhỏ hơn, ngôn ngữ bạn sử dụng hàng ngày, cả trong suy nghĩ và lời nói, có tác động tích lũy đến cách bạn nghĩ về bản thân, công việc và những người xung quanh.

    Tạo một thói quen trong ngày

    Tạo một thói quen làm việc có thể sẽ khiến bạn nghĩ như đang mắc kẹt trong một guồng quay hoặc thiếu đi sự linh hoạt.

    Sự thật là các thói quen giúp chúng ta ít rơi vào trường hợp làm việc theo cảm xúc.

    Tạo một thói quen giúp bạn hoàn thành công việc quan trọng nhất, nghỉ giải lao đúng lúc và để khoảng giờ cuối cùng của ngày làm việc cho công việc dễ hơn và chuẩn bị cho ngày hôm sau.

    Hầu hết chúng ta đều cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày, vì vậy đừng để công việc khó khăn vào lúc đó. Điều quan trọng là phải kết thúc mỗi ngày bằng cách chuẩn bị cho ngày tiếp theo.

    Đối xử tốt với người khác

    Tử tế với người khác khiến bạn hạnh phúc.

    Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý xã hội cho thấy làm điều tử tế cho mọi người có tác dụng mang lại cảm giác hạnh phúc tương tự như khi trải nghiệm điều mới mẻ & thú vị.

    Nếu công việc của bạn gặp khó khăn và bạn không thể thoát khỏi điều đó và việc tìm kiếm một thái độ tích cực về công việc là một thách thức, hãy đối xử tốt với những người xung quanh và để đó là sự thay thế hiệu quả.

    Đánh giá cao và công nhận từ đồng nghiệp & cấp trên có thể giúp bạn làm việc tốt hơn.

    Đừng chỉ dựa vào nguồn tích cực bên ngoài

    Hãy coi thái độ tích cực giống như một công cụ sinh tồn: luôn mang theo bên mình trong những trường hợp khẩn cấp.

    Hãy rèn luyện để bản thân có thể tự mình tìm thấy sự tích cực trong mọi trường hợp mà không cần phụ thuộc vào hoàn cảnh hay bất kì ai.

    Tự tạo sự mong đợi

    Hãy tự tạo sự mong đợi trong một tuần. Biết được điều gì đó tốt đẹp sắp đến có thể khiến những ngày buồn tẻ trở nên dễ chịu hơn.

    Bạn có thể tạo ra hiệu ứng tương tự bằng cách tạo ra những “mong đợi” nhỏ trong mỗi ngày để giúp bạn vượt qua các dự án hoặc những ngày mệt mỏi. Chẳng hạn:

    • Sau công việc khó khăn này, bạn sẽ được một phần thưởng xứng đáng.
    • Làm việc chăm chỉ trong tuần, để có thể nghĩ ngày cuối tuần mà không còn vướng bận công việc.

    Khi gặp khó khăn, hãy nghĩ đến giá trị mà nó mang lại.

    Sự mong đợi hằng ngày nên nhỏ và đơn giản, không đòi hỏi tiền bạc hoặc tạo thói quen có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hoặc ngân sách của bạn nếu bạn thực hiện chúng hàng ngày.

    Hãy đối mặt với trách nhiệm

    Từ chối chịu trách nhiệm sẽ giết chết thái độ tích cực ngay lập tức.

    Nếu điều gì đó xảy ra và bạn có lỗi hoặc chịu trách nhiệm, từ chối thừa nhận có nghĩa là bạn không thể sửa chữa hành vi và nó sẽ xảy ra một lần nữa, và bạn cũng thiết lập cho mình tư duy làm nạn nhân khi mọi việc xảy ra.

    Bạn sẽ tích cực hơn khi nhìn nhận cuộc sống như một thứ mà bạn có quyền kiểm soát hơn là phó mặc cho số phận.

    Hãy coi nó như một phương trình:

    S + P = K (sự kiện + phản ứng = kết quả)

    Cách bạn phản hồi có ảnh hưởng đến kết quả, ngay cả khi các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

    Xác định trước thái độ & phản ứng

    Xác định trước thái độ & phản ứng của bạn trước các vấn đề mà bạn biết chắc chắn sẽ xảy ra. Cho dù đó là khách hàng, đồng nghiệp hay các dự án thông thường, có một số điều trong công việc mà bạn luôn phải đối mặt. Bạn biết họ sẽ làm bạn khó chịu, hãy lường trước & chuẩn bị cho điều đó.

    Nếu khách hàng luôn hay thay đổi, hãy tính trước & phòng ngừa các phương án. Hãy chọn cách bình tĩnh, đừng để điều đó làm bạn có cảm giác tiêu cực. Cố gắng kiểm soát khách hàng hoặc đồng nghiệp theo ý bạn muốn là điều không thể, vì vậy hãy tập thích nghi với các tình huống. Đôi khi, bạn nhận được thái độ cọc cằng, gắt gỏng, khó chịu từ đồng nghiệp & khách hàng là vì có thể họ đang có một khoảng thời gian tồi tệ ở nhà, hoặc bản thân họ đang bị căng thẳng.

    Hít thở sâu

    Hít thở sâu giúp cơ thể bình tĩnh lại. Khi bình tĩnh bạn có thái độ tốt hơn.

    Nếu bạn thấy mình có thái độ không tốt về điều gì đó, hãy tìm một nơi mà bạn có thể ở một mình và thực hiện một số bài tập hít thở sâu. Nó không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn giúp bạn giải tỏa đầu óc và nhìn nhận tình hình theo một cách khác.

    Xác định mục tiêu cuộc đời

    Có 2 ngày đặc biệt trong đời: Ngày bạn sinh ra và ngày bạn biết tại sao bạn được sinh ra.

    Mục tiêu cuộc đời sẽ giúp bạn xác định mục đích của mình trong công việc, cuộc sống của bạn là gì và động cơ thúc đẩy hành vi của bạn. Đó là một điều tốt để giúp bạn lấy lại phương hướng khi công việc trở nên điên cuồng và bạn bối rối không biết mình đang làm gì.

    Khi bạn cảm thấy mình có mục đích, bạn sẽ được thôi thúc và trở nên tích cực.

    Có mục tiêu cá nhân

    Mục tiêu cá nhân khác với mục tiêu cuộc đời ở chỗ chúng là những thứ cụ thể mà bạn muốn đạt được. Giống như những phần thưởng mà bạn sẽ mong đợi để nhận được.

    Mục tiêu không chỉ là “niềm vui trong tương lai”, mà còn là những cách thực tế mà bạn sử dụng để đạt được. Thật khó để trở nên tích cực nếu bạn nghĩ rằng mình chẳng đi đến đâu cả. Mục tiêu là bằng chứng cho thấy bạn có kế hoạch và bạn đang hướng tới điều gì đó.

    Cuộc sống không bao giờ công bằng

    Hãy ngừng việc so sánh bạn với người khác.

    Mỗi chúng ta đều có một chiếc đồng hồ khác nhau cũng như xuất phát điểm khác nhau. Đừng cảm thấy thiệt thòi hay ghen tị với bất kì ai, việc bạn cần làm là tập trung và xây dựng cuộc đời của chính mình. Hãy thoát khỏi những thái độ & suy nghĩ tiêu cực như: đổ lỗi, luôn nghĩ mình là nạn nhân, tức giận, thụ động, hung hăng, buồn rầu v.v…

    Ngừng phàn nàn

    Phàn nàn ở đây là một cách nhìn mọi thứ theo hướng tiêu cực mà không cần xem xét bất kỳ lời giải thích nào khác. Đó là con đường một chiều dẫn đến sự không hài lòng, càng phàn nàn, bạn càng lún sâu hơn.

    Tìm kiếm sự hóm hỉnh

    Cười rất tốt cho thể chất và giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhiều. Ai mà không thích một trận cười sảng khoái?

    Hóm hỉnh đặc biệt tốt khi tình huống trở nên khó khăn. Cố gắng tìm kiếm sự hài hước ở bất cứ đâu, bất cứ tình hướng nào có thể cho dù nó tệ đến đâu sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn cũng như làm giảm sự căng thẳng, áp lực của vấn đề.

    Tinh thần cầu tiến & học hỏi

    Cách giữ thái độ tích cực trong công việc

    Hãy luôn khao khát, hãy cứ dại khờ

    Tâm trí đóng cửa để học những điều mới sẽ khiến bạn trở nên trì trệ và tiêu cực khiến các thay đổi, ý tưởng mới hoặc bất kỳ nhiệm vụ bổ sung nào đều trở nên khó khăn đối với một người như vậy.

    Hãy là một người chịu học hỏi và tò mò về nhiều thứ. Thái độ của bạn sẽ tích cực vì bạn hướng về phía trước và muốn phát triển thay vì dậm chân tại chỗ.

    Nhìn vào dài hạn thay vì ngắn hạn

    Khi tình hình khó khăn trước mắt, hãy điều chỉnh tầm nhìn của bạn về phía xa hơn.

    Đường xa mới biết sức ngựa

    Các tình huống ngắn hạn có xu hướng nặng về cảm xúc. Đưa ra quyết định hoặc hành động dựa trên đó không chỉ là một ý tưởng tồi mà còn có xu hướng nuôi dưỡng thái độ tiêu cực. Mặt khác, nhìn nhận mọi thứ trong dài hạn, làm cho những thách thức của hiện tại có vẻ ít khủng khiếp hơn nhiều vì bức tranh lớn hơn cho thấy một kết quả lớn hơn.

    Mặc dù không tốt khi cứ sống trong viễn tưởng tương lai, nhưng việc nghĩ về những kết quả bạn sẽ đạt được thôi thúc bạn thực hiện những kế hoạch hàng ngày cũng như động lực vượt qua những khó khăn trước mắt để hoàn thành mục tiêu lớn lao và biến viễn cảnh tương lai đó thành hiện thực.

    Giả vờ cho đến khi thành sự thật

    Không, đây không phải là lời kêu gọi trở thành kẻ đạo đức giả.

    Thực tế là đôi khi chúng ta không phải lúc nào cũng “cảm nhận” được cảm xúc mà chúng ta muốn. Ngồi chờ đợi cảm hứng đến với chúng ta là một cách chắc chắn điều bạn cần không bao giờ đến với bạn. Do vậy, đôi khi bạn cần phải giả vờ như rằng bạn đã có được, bạn đã là cái mà bạn muốn để tiếp nhiên liệu cảm xúc cho bạn.

    Tự tin là chiến thắng 50%.

    Bạn không cảm thấy hạnh phúc? Bạn không cảm thấy hào hứng với công việc? Hãy giả vờ cho đến khi bạn thật sự như vậy!

    Thúc đẩy cảm xúc của bạn, đừng để họ điều khiển bạn.

    ” Cuối cùng, nếu bạn cảm thấy mình quá giả để bắt đầu thay đổi, hãy nhớ đến câu nói sau:

    Trẻ như đức tin, già như nghi ngờ; trẻ như sự tự tin, già như sự sợ hãi; trẻ như hy vọng, già như tuyệt vọng.

    Ở vị trí trung tâm của mỗi trái tim, có một buồng ghi âm; miễn là trái tim nghe được thông điệp về vẻ đẹp, hy vọng, động viên và lòng dũng cảm; thì bạn vẫn còn trẻ. Khi trái tim của bạn bị bao phủ bởi bi quan và hoài nghi, thì chỉ khi đó bạn mới già đi. “

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Nếu bạn có thể nói điều gì đó với bản thân mình lúc còn trẻ, thì bạn sẽ nói những gì và tại sao?

    Trả lời bởi Kale HyderBị khuyết tật, không có nghĩa là bạn không bao giờ tìm được ý trung nhân của đời mình.Khi tôi...

    Phân biệt get on vs get in

    Mẹo đơn giản để sử dụng đúng get on và get in:Get on: nơi có đủ không gian để đứng, đi lại như: xe...

    Extra Theme: Đổi màu background title của widget

    Extra Theme chưa bao gồm tùy chọn đặt màu nền (background) trên tiêu đề (title) của widget. do vậy cần phải sử dụng CSS...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục