More

    Nên tạo website Niche hay Multi-topic?

    |

    views

    and

    comments

    Câu trả lời: Cả website Niche & Multi-topic có thể hoạt động với cấu trúc trang web (site structure) có tổ chức và nhiều nội dung hỗ trợ từng chủ đề. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết, hãy đọc tiếp nội dung bên dưới nhé.

    Chú thích thuật ngữ:

    • Niche: là ngách, website niche là website chỉ tập trung chuyên vào một chủ đề nào đó, do niche được sử dụng phổ biến, nên mình sẽ dùng Website Niche xuyên suốt cả bài.
    • Multi-topic: là nhiều chủ để, hiểu đơn giản là nó trái ngược với Niche, thay vì chỉ 1 chủ đề, website của bạn gồm nhiều chủ đề khác nhau, không liên quan nhau. Do tính phổ biến, mình cũng sẽ sử dụng từ này xuyên suốt bài.

    Câu hỏi này đến từ Sasank ở Ấn Độ:

    Cái nào phù hợp hơn để bắt đầu một trang web vào năm 2022: Bắt đầu với ngách (Niche) hay một website với nhiều chủ đề (Milti-topic) (không phải web tin tức/tạp chí)?

    Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi là có thể chọn một trong hai tùy chọn, miễn là website có cấu trúc trang web (site structure) rõ ràng và đủ nội dung để hỗ trợ cho từng Niche hoặc từng Topic riêng lẻ.

    Để hiểu sâu hơn, có một số điều cần xem xét (cho dù bạn đi theo hướng nào) bao gồm cấu trúc trang web (site structure) và chiều sâu nội dung.

    Lưu ý rằng, topic trong cấu trúc trang web chính là chuyên mục (category), do vậy ở một số tài liệu 2 thuật ngữ này có thể dùng thay thế cho nhau và trong bài viết này cũng vậy.

    Tạo một cấu trúc web (Website Structure) tốt

    Khi nói đến cấu trúc trang web, một trong những cách ví von dễ hiểu là xem trang web của bạn như một cuốn sách.

    Hãy coi mỗi danh mục (Category/Topic) như một chương sách và mục tiêu của bạn là điền vào chương đó (tức là danh mục) với nội dung có liên quan.

    Các trang (page & post trên web) phải được kết nối với nhau, giống như cách bạn sắp xếp sách của mình dựa trên các chương.

    Làm như vậy sẽ xây dựng một cấu trúc hợp lý và rõ ràng bên trong trang web và giúp các công cụ tìm kiếm (search engine) hiểu rõ hơn về nội dung trang web của bạn.

    Lời khuyên này áp dụng cho dù bạn quyết định phát triển loại trang web nào. Khi suy nghĩ về cấu trúc trang web, hãy tập trung vào việc tạo ra một hệ thống phân cấp có thứ tự các chủ đề rõ ràng.

    Nói cách khác, tạo Taxonomy cho các chủ đề. Trang chủ của bạn phải ở cấp cao nhất của hệ thống phân cấp và được tối ưu hóa cho các keyword chung.

    Sau đó, khi bạn di chuyển xuống thứ bậc, bạn sẽ vào được các danh mục có nội dung hỗ trợ và các từ khóa cụ thể hơn.

    Một cách tiếp cận phổ biến là cấu trúc trang kim tự tháp, trong đó trang web được sắp xếp theo chủ đề.

    Cấu trúc kim tự tháp (pyramid site structure)

    Đây là những gì John Mueller đã phải nói về kiểu cấu trúc này:

    “Cách tiếp cận từ trên xuống hoặc cấu trúc kim tự tháp giúp chúng tôi (Google) hiểu thêm rất nhiều về ngữ cảnh của các trang riêng lẻ trong trang web.

    Vì vậy, đặc biệt, nếu chúng tôi biết danh mục này được liên kết với các danh mục phụ khác thì đó là mối liên hệ rõ ràng – mà chúng tôi có – giữa các phần đó.

    Và điều đó chắc chắn giúp Google hiểu được những nội dung này được kết nối với nhau như thế nào, cũng như cách chúng hoạt động cùng nhau tốt hơn một chút ”.

    Bạn có thể tạo kiểu cấu trúc này cho dù bạn đang tập trung vào một thị trường ngách hoặc có nhiều chủ đề trong trang web.

    Taxonomy, Internal link và điều hướng (bao gồm cả breadcrumb) sẽ giúp xây dựng một cấu trúc rõ ràng, do đó sẽ giúp bạn xây dựng tính authority cho các chủ đề bạn đang nhắm mục tiêu.

    Điều quan trọng là phải có đủ các trang/nội dung/bài viết để hỗ trợ từng danh mục (category), điều này dẫn đến bước tiếp theo là xác định category (danh mục) và các subcategory (danh mục phụ).

    Xác định category & subcategory

    Câu hỏi đầu tiên để tự hỏi bản thân là: Liệu có đủ nội dung hỗ trợ cho mỗi category không?

    Nói cách khác, sẽ có đủ chủ đề mà bạn có thể bao quát hay không?

    Quay trở lại đề xuất cấu trúc trang web, để tạo một hệ thống phân cấp, bạn cần các trang kết hợp với nhau để tạo thành một danh mục hoặc chủ đề (tức là sự tương tự của các chương sách).

    Và để trả lời điều đó, bạn cần xác định loại thông tin (hoặc sản phẩm) bạn sẽ cung cấp trên trang web của mình.

    Sau đó, sắp xếp thông tin đó thành các category (danh mục) và subcategory (danh mục con).

    Tiếp theo, xác định nội dung hỗ trợ mà bạn sẽ đặt trong mỗi nội dung.

    Cuối cùng, tiến hành nghiên cứu keyword để bạn có các cụm từ có thể tìm kiếm được để sử dụng cho các trang của mình. Để bắt đầu, hãy nhắm mục tiêu ít nhất năm trang/nội dung/bài viết cho mỗi category và/hoặc subcategory.

    Nghiên cứu keyword cũng là một cơ hội để xác định các chủ đề bổ sung mà bạn có thể đưa vào category của mình.

    Ví dụ: bạn có thể gặp một câu hỏi được tìm kiếm nhiều phù hợp với danh mục sản phẩm. Trong trường hợp đó, bạn có thể tạo một trang hoặc bài đăng trên blog, trả lời câu hỏi đó và link trở lại trang danh mục sản phẩm chính.

    Semrush, AnswerThePublic và Keywords Everywhere đều có thể giúp bạn tìm kiếm keyword và cuối cùng là chủ đề cần đề cập.

    Tóm lại, tạo website Niche hay Multi-Topic đều được & khả thi trong năm 2022.

    Bạn chỉ cần đảm bảo rằng cấu trúc trang web (site structure) phù hợp và có đủ nội dung để hỗ trợ các category. Mục tiêu là tạo nội dung hữu ích về các chủ đề mà người xem của bạn quan tâm.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Nofollow, sponsored, ugc link là gì & tại sao cần dùng?

    Link là một phần quan trọng của SEO. Không có link, Google (hoặc các công cụ tìm kiếm khác) có thể sẽ không khám...

    Hiệu ứng Spotlight | Khi chúng ta phóng đại nỗi lo sự chú ý của người khác

    Hiệu ứng spotlight là một thuật ngữ được các nhà tâm lý học xã hội sử dụng để chỉ xu hướng chúng ta đánh...

    Ai rồi cũng phải đi

    Sẽ không ai quan tâm bạn nỗ lực như thế nào, mệt hay không mệt, ngã đau hay không đau, họ sẽ chỉ nhìn...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục