Quốc hiệu “Việt Nam” có ý nghĩa gì? Nguồn gốc từ đâu mà ra?

Bạn biết quốc hiệu “Việt Nam” có ý nghĩa gì không? Không, không phải là Người Việt ở phía Nam Trung Quốc đâu nếu như bạn nghĩ vậy thì ôi không.

Tl,dr: Cái tên Việt từ chữ Việt Thường và chữ Nam là từ chữ An Nam. -> An Nam + Việt Thường = Nam Việt Sau đổi thành Việt Nam.

Chúng ta sở hữu đất Việt Thường trước, sau đó chúng ta chinh phạt vùng đất An Nam của nhà Lê. Vậy nên, cái tên Việt Nam sẽ là hợp lý nhất” – Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí.

Đàng Trong cuối thế kỷ 17-18 đã trở nên vượt trội hơn so với Đàng Ngoài cả về mặt kinh tế – quân sự.

Các bạn thấy đấy, người xưa sử dụng từ chinh phạt khi nói về sự thống trị của người Đàng Trong lên người Đàng Ngoài điều đó đã phản ánh một sự thật rằng cả Trịnh Lê Nguyễn hay Tây Sơn ngày xưa, họ đều không quan tâm đến việc thống nhất đất nước.

Do đó Nguyễn Ánh đã đi đến một quyết định lịch sử đó là thống nhất cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ nội các của ông ta lúc này chủ yếu là người Đàng Trong. Điển hình là Lê Văn Duyệt ông này quyết liệt muốn giữ lại trật tự cũ Đàng Trong – Đàng Ngoài. Hơn thế nữa ông ta muốn giữ Đàng Ngoài làm vùng đệm với Trung Hoa.

ĐÀNG NGOÀI VỐN DĨ CHIẾN TRANH LIÊN MIÊN, NAY NGHÈO KHÓ CHIẾM NÓ THÌ ĐƯỢC ÍCH LỢI GÌ? CÓ LẼ CHÚNG TA NÊN TRẢ LẠI CHO HẬU DUỆ CỦA NHÀ LÊ THÌ HƠN

TRIỀU ĐÌNH CHÚNG TA KHÔNG CHỈ SỞ HỮU ĐẤT CỦA AN NAM (TÊN CHÍNH THỨC DƯỚI TRIỀU LÊ NHƯ LÀ MỘT ĐỐI SÁNH VỚI TRIỀU ĐÌNH TRUNG HOA), MÀ ĐỒNG THỜI CẢ ĐẤT CỦA VIỆT THƯỜNG (ĐÀNG TRONG). NÓ KHÔNG THỂ BỊ ĐEM SO SÁNH VỚI CƯƠNG THỔ NHỎ HẸP CỦA NHÀ TRẦN, NHÀ LÊ. QUỐC HIỆU NÊN THAY ĐỔI TỪ “AN NAM” THÀNH “NAM VIỆT”.

Tên “Nam Việt” bắt nguồn từ chữ “Nam” trong “An Nam” và “Việt” trong “Việt Thường”. Việt Thường là tên cổ của Chămpa. Triều đình Trung Hoa đưa ra quốc hiệu “Việt Nam” như là hoán đổi vị trí của “ Nam Việt”. Mặc dù nhà Nguyễn thích quốc hiệu là “Nam Việt” hơn nhưng họ nhận thấy rằng đổi thành “Việt Nam” không làm thay đổi ý nghĩa của quốc hiệu. Quốc hiệu này vẫn chỉ ra rằng triều Nguyễn dựa vào cả An Nam và Việt Thường. Ngược lại, cũng theo Trịnh Hoài Đức – một vị quan nổi tiếng của thời này – phát biểu “quốc hiệu đã bị thay đổi này càng chính xác bởi vì nó cho thấy chúng ta sở hữu đất của Việt Thường trước và vùng An Nam được thêm vào sau đó”. Chừng nào nhà Nguyễn còn quan tâm tới một lãnh thổ thống nhất giữa Đàng Ngoài và Đàng. Trong thì tên gọi Việt Nam dường như là quốc hiệu thích hợp nhất đối với họ.

Sau khi sát nhập Đàng Ngoài vào Đàng Trong, Nguyễn Ánh đã đổi An Nam thành Bắc Thành Tổng Trấn, Nam bộ thành Gia Định Thành Tổng Trấn và miền trung chịu sự cai trị trực tiếp từ Trung ương. Sau khi Nguyễn Ánh qua đời và sau cái chết của Lê Văn Duyệt. Minh Mạng đã ngay lập tức giải thể Gia Định Thành Tổng Trấn đổi thành Nam Kỳ lục tỉnh, chính thức sát nhập Nam Bộ vào lãnh thổ Việt Nam. Ngay lập tức, người dân Nam bộ đã nổi dậy chống chính quyền. Cũng trong lúc đó, Bắc Thành Tổng Trấn cũng nổi dậy do không chịu sự cai trị của người Đàng Trong. Và sự xung đột sắc tộc giữa những người chăm khmer việt cũng lên đến đỉnh điểm do sự thay đổi chính sách của Minh Mạng. Điều này đã dẫn đến công cuộc thống nhất Việt Nam lần thứ 2 của Minh Mạng thời hậu Gia Long. Do đó, Minh Mạng bị người đương thời xem là tên bạo chúa. Phần sau mình sẽ nói về tên Đại Nam và cách Minh Mạng thống nhất quốc gia.

Nguồn trích dẫn: 

Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ (Viết tắt DNTL1) (1848.Tokyo: The Institute of Cultural and Linguistic Studies, Keio University, 1968), 23:1b-2a. Về lựa chọn của triều đình Trung Hoa, xem Ch’ing Shih Kao Hsiao Chu (Taipei: Quo Shih Kuan, 1990), tr. 12103.

Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (Việt tắt LTST) (1889. Tokyo: Keio Institute ò Linguistic Studies, 1962), 11: 2a. 

Trịnh Hoài Đức, Cấn Trai thi tập (1919. Hong Kong: New Asia Research Institute, 1962), tr. 132.

Nguồn: Đại Việt Cổ Phong – 大越古風 – VietnamAncient

5/5 - (1 bình chọn)
Tạ Trung Tín
Tạ Trung Tínhttps://azthing.net/author/tintatrung/
"Be Good, and you shall see good in everything and everyone and even in yourself". Mình thích học & chia sẻ cho mọi người. Mong các bài Post của mình hữu ích cho bạn.
Bài viết mới
Cùng chuyên mục