More

    Bức ảnh nhiều “não” nhất mọi thời đại

    |

    views

    and

    comments

    Bức ảnh nhiều “não” nhất mọi thời đại với 29 nhà khoa học lỗi lạc nhất đương thời trong bức ảnh kỉ niệm hội nghị Solvay, tháng 10 năm 1927, 17 người trong số họ đã/ sẽ đoạt giải Nobel. Hội nghị này cũng sẽ đặt nền tảng cho các quy tắc vật lý học tới ngày nay.

    Danh sách những nhà khoa học trong ảnh (Từ trái sang phải)

    Bức ảnh nhiều não nhất mọi thời đại

    Hàng đầu: Irving Langmuir, Max Planck, Marie Curie, Hendrik Lorentz, Albert Einstein, Paul Langevin, Charles-Eugène Guye, CTR Wilson, Owen Richardson.

    Hàng giữa: Peter Debye, Martin Knudsen, William Lawrence Bragg, Hendrik Anthony Kramers, Paul Dirac, Arthur Compton, Louis de Broglie, Max Born, Niels Bohr.

    Hàng sau cùng: Auguste Piccard, Émile Henriot, Paul Ehrenfest, Édouard Herzen, Théophile de Donder, Erwin Schrödinger, JE Verschaffelt, Wolfgang Pauli, Werner Heisenberg, Ralph Fowler, Léon Brillouin.

    Tấm hình được chụp vào tháng 10 năm 1927, tại Hội nghị Solvay lần thứ 5 được tổ chức tại Brussels (Bỉ). Hội nghị trực thuộc Viện Vật lý và Hóa học Quốc tế Solvay do Ernest Solvay – một nhà công nghiệp người Bỉ sáng lập vào năm 1912.

    Viện Solvay sẽ đứng ra tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm, hội thảo… Hội nghị Solvay là một trong số đó, với tần suất 3 năm 1 lần. Mục đích của hội nghị là để cho những chuyên gia đầu ngành thảo luận công khai về các vấn đề liên quan đến vật lý và hóa học đương thời. Những vấn đề được nêu ra đều là nổi cộm, mang tính chất cách mạng và có khả năng thay đổi nền tảng tư duy của nhân loại khi ấy.

    Sự kiện nổi tiếng nhất là Hội nghị Solvay lần thứ 5 về Electron và Photon – cũng chính là hội nghị nơi bức ảnh phía trên đã được chụp. Các chuyên gia hàng đầu về vật lý với sự dẫn dắt của Albert Einstein và Niels Bohr đã cùng nhau thảo luận về các công thức mới cho vật lý lượng tử.

    Hội nghị này cũng là đỉnh điểm của cuộc tranh cãi giữa 2 trường phái trong vật lý học. Một bên là Einstein và các nhà khoa học theo chủ nghĩa duy thực – những người muốn khoa học phải tuân thủ những quy tắc và công thức chặt chẽ. Phía bên kia là Bohr và các nhà theo thuyết công cụ – muốn các quy tắc linh hoạt và lỏng lẻo hơn dựa trên kết quả tính toán được. Kết quả, chủ nghĩa công cụ thắng, và trở thành nền tảng cho vật lý học ngày nay.

    Tổng cộng có 29 người tham dự (đều có mặt trong ảnh), thì có đến 17 người giành được giải Nobel. Đặc biệt, Marie Curie là người duy nhất có 2 giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học.

    Nguồn: facebook: Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và cách mạng

    Đánh Giá
    Share this
    Tags

    Bài viết ngẫu nhiên

    Cách chuyển file Android và Mac

    Không giống như Windows, AirDrop của macOS không hoạt động với điện thoại Android. Điều này khiến bạn phải dựa vào các tùy chọn...

    7 Bước thay đổi bản thân để có 1 năm phát triển thành công

    Chủ động ngủ sớm và dậy sớmMột người trò chuyện cùng bạn mình là bác sĩ tâm lý. Vị bác sĩ tiết lộ rằng,...

    Hội chứng kẻ giả mạo (Imposter Syndrome) là gì?

    Bài viết này thảo luận về các dấu hiệu của hội chứng kẻ mạo danh (kẻ giả mạo) và một số yếu tố nguy...

    Bài viết mới

    Cùng chuyên mục

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here